Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Truyện dài CHUYỆN ĐỜI HẮN (phần 15)

       
         Ảnh: "Phu vàng" ở­ Sa Phìn.
        
Chuyện đời hắn
Truyện của Trọng Bảo

          Bọn tay chân hung hãn của Ông Cụt truy sát, đuổi theo hắn xuống tận thung lũng bãi vàng. Hắn nhanh nhẹn như một con vượn nhưng bọn lính của Ông Cụt cũng nhanh không kém. Chúng bám rất sát hắn. Qua chỗ ngoặt hẻm núi, hắn liền đổ người nằm ép xuống chui ngay vào trong một bụi cây rậm rạp và đầy gai. Bọn côn đồ hò hét nhau bám sát để khỏi mất dấu hắn. Có tiếng súng lên đạn lách cách. Bọn chúng thọc gậy, xỉa mã tấu vào từng bụi cây, đám cỏ. Hắn phải lăn ra nằm bẹp gí dưới cái rãnh nước thải bẩn thỉu. Hắn vơ vội đám lau sậy cỏ rác phủ lên người để ngụy trang, trốn sự truy lùng của bọn tay chân của Ông Cụt.
          Lùng sục chán, không tìm thấy hắn, bọn tay chân của Ông Cụt tức tối kéo nhau quay về đại bản doanh. Dọc đường chúng ngứa tay, ngứa chân đấm đá làm đám “phu vàng” kêu khóc ỏm tỏi dọc bờ suối.
          Chờ bọn chúng đi xa hắn mới lóp ngóp gạt lớp cỏ lau phủ trên người ngoi lên. Toàn thân hắn ngứa ngáy, thối hoắc vì mùi bùn bẩn do có các hoá chất thải ra trong quy trình sàng lọc vàng. Hắn làu bàu chửi đổng:
          - Đ… mẹ cái thằng Ông Cụt! Có giỏi thì mày đến gặp tao đấu tay bo một trận xem thằng nào thắng thua mới đáng mặt anh hùng hảo hán. Cái đồ chuyên núp bóng côn đồ như mày tao coi khinh vạn dặm…
          Hắn nhảy ùm xuống đoạn suối trong để tắm. Dìm người ngập sâu xuống nước vừa kỳ cọ, hắn vừa tụt quần, cởi áo ra giặt. Nhớ lời thằng Lân căn dặn, hắn mặc ngay bộ quần áo ướt lên người để che cái mặt hổ và cái đầu lâu xương chéo xăm trên ngực, trên lưng. Đoạn, hắn lần theo bờ suối đi về lán. Vừa đi hắn vừa huýt sáo. Có một con chim đột nhiên cất tiếng hót líu lo trên cành cây như hoà theo. Hắn nghển cổ lên nhìn. Hắn sững sờ khi trông thấy trên cái chạc cây có một bụi phong lan với những chùm hoa đang chớm nở rủ xuống rất đẹp. Hắn che mắt quan sát, đúng là loài kiều tím rồi. Hắn liền bám vào gốc cây thoăn thoắt leo lên. Vừa gỡ được bụi phong lan định tụt xuống thì hắn nghe có tiếng chân người và tiếng húng hắng ho. Cúi xuống nhìn, hắn nhận ngay ra là thằng Bất. Nó đi đâu vào giờ này nhỉ! Chờ thằng Bất đi qua chỗ gốc cây, hắn tụt nhanh xuống đất. Giấu vội giò phong lan vào lùm cây bên lối đi hắn lập tức bám theo chân thằng Bất.
          Thằng Bất lùi lũi đi về phía bên kia bờ con suối. Trông nó có vẻ tiều tụy. Hắn chợt hiểu, nó đang đi về chỗ gốc cây sung già, nơi có lán trại của mấy đứa con gái bán hàng tạp phẩm và bán dâm. Trời đã sâm sẩm tối. Ở giữa rừng sâu khi mặt trời khuất núi, ánh nắng vừa tắt thì bóng tối thường ập đến rất nhanh. Thung lũng bãi vàng giữa chốn rừng già mà khi đêm đến cũng nên thơ ra phết. Các máy phát điện mi-ni bắt đầu khởi động. Ánh điện lung linh dọc bờ suối. Những khu lán của phu vàng không có điện chỉ có ánh sáng đốt bằng vỏ cây rừng có nhựa trông mờ ảo trên sườn núi như những đốm lửa của ma chơi. Hắn không dám lội ngay sang bên kia suối sợ thằng Bất nhận ra. Hắn phải đi vòng lên phía trên một đoạn mới vượt sang. Đến gần chỗ quán của đám con gái, hắn nghe thấy tiếng rúc rích ngay chỗ lùm cây ven bờ suối.
          Tiếng con gái:
          - Anh trai hôm nay chơi số mấy! Số một, số hai, hay là số ba?
          Tiếng thằng Bất:
          - Thế nghĩa là thế nào?
          - Là làm chuyện ấy bằng tay, bằng miệng hay bằng… bướm! Từ bây giờ bọn em gọi các cấp độ phục vụ theo số thế cho nó lịch sự, có văn hóa… he… he… he…
          Hắn suýt nữa thì bật lên tiếng cười sằng sặc. Mẹ kiếp cái đồ gái điếm bán chôn nuôi miệng mà cũng lịch sự, văn hóa gớm nhỉ. Hắn định lao ra túm cổ thằng Bất cho nó mấy cái bạt tai thì lại nghe thấy tiếng nó thì thào:
          - Cứ phải là loại số cao nhất!
          Tiếng con gái:
          - Liệu anh có còn tiền và vàng không?
          - Bao nhiêu?
          - Số một hai phân, số hai ba phân, số ba bốn phân!
          - Sao cao thế?
          - Giá cả tăng lên rồi mà…
          - Giá cả tăng nhưng vàng kiếm được ngày càng ít hơn, có hôm đãi mỏi rã cả cánh tay suốt ngày chả nổi một phân bọ đấy.
          - Vậy thì hôm nay thôi nhé! Mà anh vẫn còn ghi trong sổ nợ chưa thanh toán hơn bảy chỉ đấy!
          - Rồi sẽ thanh toán đầy đủ, sòng phẳng cho bọn em hết, còn bo thêm nữa! Ông Cụt đã đồng ý nhận anh làm bảo vệ rồi. Lúc đó thì tiền vàng sẽ không thiếu. Nhưng thôi hôm nay làm việc ở mức “số một” cũng được! Nhớ vẫn ghi sổ nợ nhé!
          Tiếng thì thào im hẳn, chỉ còn nghe tiếng lọc xọc, hổn hển.
          Hắn lặng lẽ lùi lại quay về. Về đến lán gặp thằng Lân và chú Cần đang ngồi đợi cơm, hắn bảo:
          - Đúng là thằng Bất hỏng hẳn rồi!
          - Anh đã gặp nó rồi à? - Thằng Lân hỏi.
          - Vừa gặp xong, trông nó gầy yếu xơ xác lắm mà vẫn mò mẫm tìm đến chỗ bọn gái điếm…
          Chú Cần và thằng Lân cùng thở dài vẻ chán nản, họ còn nghe nói là hình như nó đã dính cả vào ma tuý rồi. Hai người cũng đã nhiều lần gặp nó để khuyên bảo. Họ mong nó hãy tránh xa cái bọn gái điếm và ma tuý vừa mất tiền vừa mất sức. Họ khuyên nó cố giữ mình ở chốn đầy rẫy những điều bất trắc, đĩ điếm và bệnh tật này. Họ đã nói hết nhẽ. Nhưng thằng Bất không những không nghe mà có lần nó còn chửi bới lại hai người nữa. Hắn cũng cảm thấy bất lực. Hắn hiểu khi con người đã sa vào một sự đam mê gì thì thật khó mà dứt bỏ. Gái cũng hấp dẫn như vàng. Khi đã có vàng người ta thường nghĩ ngay đến gái. Vàng đã tôn vinh con người lên tận đỉnh, nhưng rồi vàng cũng sẽ đẩy con người xuống tận đáy như thế.
          Ba người ngồi ăn cơm trong ánh lửa bập bùng của mấy gốc củi chụm lại. Họ không có nến, không có đèn. Mà họ cũng chả cần. Mỗi người có một tô cơm trộn lẫn rau rừng. Hôm nay họ có thêm vài miếng thịt mỡ lèo bèo. Đang ăn thì có tiếng kêu khóc nhốn nháo ở dãy lán bên cạnh. Hắn đặt tô cơm xuống đất đứng dậy nghe ngóng. Có nhiều tiếng gào khóc thảm thiết vọng đến:
          - Sập… hầm… vàng… Khe… Giát… rồi… ối… giời… ơi… là… giời…
          - Đi giúp họ cứ­u người ngay!
          Thằng Lân quát và lao xuống dốc. Hắn và chú Cần vội bỏ tô cơm đang ăn dở vớ lấy xẻng cuốc lao theo thằng Lân. Các khu lán trại nhốn nháo. Đèn đuốc sáng rực. Đám phu vàng rầm rập chạy về hướng Khe Giát. Mấy ngày trước trời mưa to nên đất đá trên cao bất ngờ trụt xuống lấp kín một hầm khai thác vàng dưới chân núi. Mấy phu vàng tham việc chưa kịp chui ra thì bị bít kín cửa hầm. May có một người ở phía ngoài thoát chết chạy về báo tin.
          Đám phu vàng ra sức đào bới tìm cửa hầm. Nhưng lượng đất đá sạt lở xuống khá lớn khiến họ khó xác định chính xác cửa hầm. Đào bới gần như suốt đêm đến gần sáng họ mới tìm thấy hai người bị vùi lấp. Đám phu vàng đưa hai thi thể xuống suối tắm rửa rồi bó buộc cho họ.
          Đám ma của phu vàng giữa rừng sâu không khăn tang, không kèn trống, cũng không có điếu văn cũng chẳng hương nhang, bát cơm quả trứng, chỉ có mấy bó hoa rừng đặt lên nấm đất đắp vội. Cuộc đời người phu vàng là thế, phải chấp nhận như thế. Hắn chợt thấy ngậm ngùi, cuộc sống của phu vàng thật là mỏng manh, nguy hiểm. Hắn nhớ hôm trước suýt nữa không có thằng Lân thì hắn cũng bỏ mạng vì sập hầm.
          Đó là ngày còn đang đãi vàng tự do trên sông. Hắn chui vào một cái hầm đám phu vàng moi sát bờ sông xúc đất cát đem ra để đãi. Trong những cái hầm ếch như thế này lượng vàng sa khoáng thường nhiều hơn là cát ngoài bãi sông. Đang lúi húi trong cái hầm ếch sâu hoắm ở chỗ bờ sông bên lở dựng đứng thì thằng Lân trông thấy vội thò cổ vào gọi:
          - Ra ngay đi anh! Moi cát kiểu này rất nguy hiểm lắm!
          - Không việc gì đâu! Mày đừng sợ, mọi người vẫn làm như thế cả mà!
          - Nhưng cứ moi sâu vào bờ thành một cái hầm ếch như thế này, bờ sông mà bất ngờ sụp xuống nguy hiểm lắm!
          - Mày yên tâm! Khi nào sắp sập thì nó phải kêu răng rắc chứ, lúc đó tao chạy ra vẫn kịp!
          Nhưng đất sập thì làm quái gì có chuyện kêu "răng rắc" như cây sắp đổ chứ! Giữa lúc hắn đang lúi húi đào moi đất cát dồn vào cái bao tải nên không để ý những mẩu đất vụn từ trên nóc hầm đột nhiên lả tả rơi xuống. Thằng Lân thấy thế hét to:
          - Đất sập đấy... chạy ra ngay!
          Vừa gào lên lạc cả giọng với vẻ hoảng hốt, thằng Lân vừa lao vào đẩy hắn ra khỏi cái hầm ếch. Hắn bỏ bao đất toài người ra trước. Một tảng đất to trụt đổ ụp xuống. Thằng Lân đang lồm cồm bò phía sau bị đất đè chẹn lấp ngang người. Nó ngã sấp mặt úp xuống nước. Nó cố vùng vẫy nhưng không thể thoát ra khỏi đám đất cát lổn nhổn. Hắn vội quay lại  cửa hầm cố nâng đầu thằng Lân lên khỏi mặt nước cho khỏi bị ngạt thở. Đám phu vàng thấy thế lao đến hối hả moi đất để lôi nó ra khỏi nơi nguy hiểm. Khi cả bọn chạy được ra xa thì một đoạn bờ sông đổ ầm xuống. Thật hú vía. Sau bận ấy mỗi khi chui vào hầm moi đất đá, đào quặng vàng nhất nhất hắn đều nghe theo lời chỉ dẫn của thằng Lân.

           (hết phần 15                                                            Hà Nội, tháng 2-2011

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

Truyện dài CHUYỆN ĐỜI HẮN (phần 14)

     
       Ảnh: Lán của phu vàng tại bãi vàng Sa Phìn.
     
Chuyện đời hắn
Truyện của Trọng Bảo

          Cuộc sống giữa bãi vàng chốn núi rừng với hắn rồi cũng quen dần.
          “Bè lũ bốn tên” cũng đã kiếm được chút ít sau một thời gian đãi vàng tự do trên sông. Bây giờ thì cả bốn thằng đều đã được tuyển dụng làm “phu vàng” tại các hầm vàng khác nhau của bọn chủ bưởng. Thu nhập có khá hơn nhưng lao động cũng vất vả cực nhọc hơn. Hắn và thằng Lân làm phu ở mỏ vàng cạnh bờ sông. Chú Cần và thằng Bất làm ở một hầm vàng tít trong rừng sâu. Họ chỉ gặp nhau vào buổi tối khi đã mệt mỏi bơ phờ tìm lối lần về lán. Nhiều bữa chẳng kịp trò chuyện hỏi han nhau cả bốn đã lăn ra ngủ. Cũng có hôm bọn chúng không về mà ở lại mỏ giúp chủ mỏ canh gác cửa hầm và bảo vệ máy móc làm vàng.
          Một hôm hắn và thằng Lân nghỉ làm sớm về lán đang hì hụi nấu cơm thì chú Cần chạy về hớt hải bảo:
          - Thằng Bất hỏng thật rồi chúng mày ạ!
          - Nó bị làm sao! Bị sập hầm à?
          Thằng Lân buông nắm rau rừng đứng phắt dậy vẻ mặt nhớn nhác. Chú Cần lắc đầu:
          - Không... mà hỏng là... là... vì nó đã dính vào gái gủng mất rồi!
          Hắn phì cười bảo:
          - Mặc xác nó! Nó lớn rồi, năm nay cũng đã hai mươi, hai mốt tuổi rồi còn gì, cũng phải để cho nó biết tý chút “mùi đời” ra làm sao chứ! Hi hi...
          Hắn nói và chợt nghĩ đến chuyện của mình. Khi chỉ mới tròn mười bảy tuổi mà hắn đã được nếm hương vị ngọt ngào đàn bà rồi. Chú Cần nghe hắn nói vậy liền xua xua tay:
          - Nhưng nó mà dính vào chuyện gái gủng ở đây thì làm ra được đồng nào dâng nộp cho gái đồng ấy có khi còn dính bệnh tật thân tàn ma dại không về được quê đấy chứ! Mọi người phải nhanh chóng khuyên ngăn nó ngay đi. Chứ nó đi suốt đêm sáng ra mới thấy vật vờ mò về, lúc đi làm không cầm nổi cái xẻng thế này tôi thấy lo lắm!
          - Hay là nó vẫn ngủ lại trông coi máy móc cho chủ mỏ?
          - Coi gì mà coi! Nó đi xem phim con heo rồi chơi gái đấy!
          - Thôi để tao đi tìm tẩn cho nó một trận để nó sáng mắt ra...
          Hắn lại nhấm nhẳng lên tiếng. Thằng Lân vội ngăn:
          - Anh đừng đánh nó! Để em gặp khuyên bảo nó xem sao.
          Chú Cần lắc đầu:
          - Chắc là nó không nghe đâu! Tao nói mãi rồi mà nó cứ như thằng câm điếc. Nó làm vàng không biết kiếm được bao nhiêu mà thấy đến lán của con bé ở chỗ gốc sung đều đều. Tao còn nghe có đứa nói là nó đang tính bỏ nghề phu vàng xin làm tay chân bảo vệ cho “Ông Cụt” đấy!
          - Ông Cụt... Ông Cụt là thằng quái nào thế? - Hắn hỏi.
          - Đó là một ông trùm cai quản bảo kê tất cả các hầm vàng trong khu vực rừng núi này đấy! Chỉ nghe đến tên nó thôi là dân “phu vàng” đã khiếp đảm. Không riêng gì dân phu mà cả bọn chủ bưởng, cai thầu, bọn “sĩ quan”, bọn “lính gác” ở các mỏ đều phải dè chừng, quy phục và ngoan ngoãn cống nạp cho nó. Ai chống lại chỉ có nước chết hoặc bán xới khỏi chỗ này ngay. Nghe nói khi nó mới đến có ông chủ hầm vàng không chịu nộp thuế bị nó cho tay chân lôi xuóng hầm rồi đánh sập cửa chết mất xác đấy…
          Thằng Lân giải thích. Hắn ngạc nhiên :
          - Thằng cụt chết tiệt này ở đâu mò đến thế?
          - Không rõ nó từ đâu đến, chỉ nghe nói nó là một tên khát máu. Nó có một bọn chân tay đông đảo, toàn là đám côn đồ, tội phạm, trốn tù, chuyên đâm chém, giết người không ghê tay. Chúng sẵn sàng đánh đập, phá phách các mỏ vàng, hầm vàng nếu một chủ hầm nào không chịu cống nạp cho bọn chúng.
          - Nó ghê gớm thế cơ à?
          - Nó hoành hành làm mưa làm gió ở khu vực Lao Cai, mới vươn sang đến vùng này! Nghe đồn nó từng nổi tiếng tung hoành trên giang hồ, có nhiều chiến tích khiến bọn đàn em nể phục. Có lần một mình đấu với bảy thằng côn đồ khác, đánh cho bọn kia tơi tả. Tuy vậy do bị phục kích bất ngờ thân cô, thế cô nó bị dính một nhát kiếm của bọn kia bay mất một mảng đầu tóc, cụt một tai nhưng vẫn triệt hạ được cả bảy thằng kia đấy! Đám dân giang hồ gọi nó là “Ông Cụt” vì thế. Bọn chúng suy tôn nó là một người “bất tử” trong đám đầu gấu vùng biên chuyên cướp bóc ở các bãi vàng hoặc bảo kê đường dây buôn lậu hàng quốc cấm, kể cả vận chuyển thuốc phiện qua biên giới. Các bọn khác chỉ cần nghe đến cái tên “Ông Cụt” là đã sợ vãi đái cả ra quần rồi.  
          - Thế hả! Vậy thì nhất định tao phải gặp bằng được cái thằng “Ông Cụt” này một lần xem nó ra sao!
          Chú Cần vội can ngăn :
          - Anh phải hết sức cẩn thận đấy! Giây vào loại người này là không hay ho gì đâu anh ạ.
          Hắn hừ hữ trong cổ họng chẳng rõ ý tứ ra sao. Chú Cần lại hỏi :
          - Vậy còn chuyện của thằng Bất anh em ta tính thế nào ! Nó mà có bị làm sao thì chắc mẹ nó ở nhà không sống được. Hôm nó theo chúng mình đi làm ăn xa, mẹ nó cứ sụt sịt dặn nhớ là phải giúp đỡ, kèm cặp, bảo ban nó…
          Thằng Lân nhíu mày suy nghĩ. Đoạn nó nói, giọng có vẻ buồn bã và lo lắng:
          - Thôi được! Ăn cơm xong tôi sẽ đi tìm nó để nói chuyện. Hy vọng là nó chưa đến nỗi quá sa đà, đam mê dấn quá sâu vào chuyện gái gủng hao tiền, tốn sức này!
          Hắn chợt thấy bực bội trong lòng khi nhớ lại chuyện hôm làm lán thằng Bất còn rất sợ sệt khi nói đến chuyện chơi gái. Thế mà bây giờ nó lại máu mê đến thế. Thì ra ở vương quốc của vàng này mọi chuyện đều có thể xảy ra và sự thay đổi thật không thể lường trước. Nhưng rồi chuyện chơi gái của thằng Bất thoáng qua trong hắn. Hắn chỉ nghĩ đến việc phải đi tìm gặp cái thằng “Ông Cụt” vớ vẩn nào đó xem mặt mũi, đầu cua tai nheo nó ra sao mà khiến cho đám dân “phu vàng” khiếp đảm đến thế.

*
          Đại bản doanh của đầu trùm thống lĩnh bãi vàng có biệt danh là “Ông Cụt” nằm trên một quả đồi ngay cạnh bờ suối, cách các hầm khai thác vàng không xa. Đó là một căn nhà sàn làm bằng gỗ khá đẹp. Xung quanh ngôi nhà lúc nào cũng có các “sĩ quan” cùng bọn “lính gác” tuần tra bảo vệ. Trong căn nhà sàn ấy luôn có các cô gái phục vụ, hầu hạ “Ông Cụt”. Bọn gái làm tiền muốn được hành nghề hoạt động ở khu vực bãi vàng này dứt khoát phải đến trình diện và phục vụ miễn phí cho “Ông Cụt” và đám tay chân. Đám gái điếm này còn phải nộp khoản “thuế thân” - theo cách gọi của bọn chúng, tức là nộp một phần thu nhập từ việc “bán thân” cho cánh phu vàng.
          Chiều nay, Ông Cụt ở nhà. Ông đang nửa ngồi, nửa nằm giữa hai nữ nhân viên phục vụ xinh đẹp ăn mặc hở hang. Với những bộ đồ mỏng tang như cánh chuồn chuồn, họ gần như khỏa thân. Một cô bé ngồi trong lòng ông. Bàn tay đầy sẹo do đánh nhau, đâm chém của Ông Cụt đang vuốt ve bầu vú nhòn nhọn như một búp măng mới nhú của con bé có lẽ chỉ bằng tuổi con mình. Cô gái lớn tuổi hơn thì đấm bóp vai cho ông. Cặp vú nở nang của cô này phè ra làm bệ cho ông tựa đầu. Hai mắt Ông Cụt lim dim. Ông đang tận hưởng lộc trời hay đang suy nghĩ sự đời. Có lẽ là cả hai. Ông ta đang nhớ lại chặng đường đời mà mình đã đi qua để có sự giàu có, sự hưởng thụ sung sướng đến ngập mặt như hôm nay. Ông đã phải chiến đấu với bao nhiêu băng đảng khác giành giật các mỏ vàng trong khu vực, để có thể “thu thuế” của bọn phu vàng, của bọn chủ hầm và của cả đám con gái bán thân như hai cô bé này. Cuộc sống giúp ông rút ra một điều căn cốt là: “Lý tưởng chẳng là cái cóc khô gì nếu lý tưởng ấy không làm ra vàng”. Có vàng là có tất cả. Ông nhớ lại ngày còn đi học phổ thông răsc phấn đấu theo lý tưởng của thanh niên thời đại mãi mà vẫn không được kết nạp vào đoàn vì học dốt, hạnh kiểm trung bình. Ngày ấy những cái gì mà cứ trung bình là vứt đi. Học hết cấp ba ông về làng làm ruộng. Ông đã phải cố gắng phấn đấu lắm mới được vào đoàn. Trong khi hầu như tất cả thanh niên trong làng, ngoài xã đều hăng hái ghi tên xung phong đi bộ đội vào Nam chiến đấu, có người còn viết đơn bằng máu thì ông được ông chú là cán bộ trên tỉnh xin cho vào học tại một trường trung cấp. Bây giờ mỗi khi nghĩ lại chuyện cũ ông lại nhổ toẹt một bãi nước bọt xuống đất dùng chân di nhoe nhoét. Ông tự thấy xấu hổ cho mình khi nghĩ đến chuyện từng phải ra sức đi cắt thật nhiều lá cây về làm phân xanh cho hợp tác xã bón ruộng để lập thành tích viết vào đơn xin ra nhập đoàn thanh niên Lao động. Rồi ông thức cả đêm để học bằng thuộc điều lệ đoàn. Mỗi khi nghĩ đến cảnh giơ tay xin thề suốt đời phấn đấu vì lý tưởng của đoàn ông lại tự cười mình sao hồi ấy ấu trĩ, ngu si đến thế! Cái lý tưởng ấy mà suốt đời đi theo thì bây giờ ông cũng chỉ là một tên dở hơi nghèo kiết xác, làm gì có vàng và có gái đẹp thế này. Ông chợt nhớ đến con mẹ bí thư chi đoàn ngày ấy, người thì xấu mà lúc nào cũng ra vẻ ta đây. Hôm nào sinh hoạt cũng cao giọng ra rả nói về lý tưởng của thanh niên thời đại, cũng phê phán chủ nghĩa trung bình, cũng kêu gọi ra sức thi đua, "thanh niên ba sẵn sàng", "phụ nữ ba đảm đang", hăng hái lên đường nhập ngũ, giết giặc lập công, “cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”. Ông vẫn nhớ như in cái lần có một anh sàm sỡ “lỡ tay” chạm vào cái ngực lép kẹp của con mẹ này bị mụ ta đưa ra trước chi đoàn kiểm điểm lên kiểm điểm xuống vì đã có hành vi đồi trụy, thật khốn khổ, khốn nạn. Mẹ kiếp! Cái đồ gái già như thế có mời ông cũng chả thèm. Bây giờ thì ông thiếu gì con gái đẹp như tiên. Như con bé đang ngồi trong lòng ông đây là gái trinh hẳn hoi nhé, vú nó còn rắn tưng. Tối nay ông sẽ phá trinh nó. Đã bao nhiêu đứa con gái như thế này đã qua tay ông rồi…
          Đang mơ màng nhớ về chuyện của một thời trai trẻ thì nghe có tiếng hô hoán ồn ào dưới chân đồi, Ông Cụt rời tay khỏi ngực cô gái quát hỏi:
          - Có chuyện gì thế?
          Một thằng thò cổ vào nhà nói :
          - Thưa ông! Có một thằng lảng vảng rình mò bị phát hiện nên tháo chạy. Mấy anh em đang đuổi theo nó ạ!
          - Cẩn thận đấy! Không khéo là bọn công an cải trang tập kích vào bãi  như lần trước thì toi cả lũ!
          - Không phải công an đâu ạ! Thằng này có vẻ là dân phu vàng…
          - Phu vàng mà dám lên tận đây hả! Xỉa luôn cho nó một nhát hiểu không!
          - Vâng ạ!
          Tên tay chân đáp và lui ra. Ông Cụt đứng dậy. Ông chỉ cô gái ông vừa ôm ấp lúc nãy bảo :
          - Con này ở lại còn con kia về lán, mai lại lên !
          - Vâng ạ!
          Cô gái nhiều tuổi hơn cài khuy áo bước ra ngoài. Cô bé phải ở lại mặt mũi tái nhợt. Khi đến bãi vàng này nó đã nghe kể về Ông Cụt với những thú vui chơi gái theo kiểu quái đản khủng khiếp nhất. Ông ta là một kẻ bạo dâm.
          Ông Cụt để cô gái ở lại rồi bước ra ngoài. Ông vốn là một người luôn cảnh giác. Thực tế đã dạy cho ông là sự cảnh giác không bao giờ thừa. Việc có một thằng phu vàng lảng vảng quanh đại bản doanh của ông khiến ông thấy khó hiểu. Ông muốn biết nó là thằng nào mà bạo gan thế.
          Nhưng ông ta không biết rằng cái tên phu vàng đã cả gan ấy chính là hắn. Hắn chưa kịp tiếp cận ngôi nhà sàn của Ông Cụt thì bị bọn tay chân phát hiện truy đuổi ráo riết. Hắn đã phải chạy thục mạng từ trên đồi xuống thung lũng nơi có những bụi cây rậm rạp để lẩn trốn…

           (hết phần 14                                               Hà Nội, tháng 2-2011

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Truyện ngắn CHUYỆN ĐỜI HẮN (phần 13)

   
     Ảnh: Đãi vàng trên sông.
    
Chuyện đời hắn
Truyện của Trọng Bảo

          Sáng hôm sau, thằng Lân đưa cho mỗi người một cái máng gỗ, một cái cào để cào có muôi rộng cỡ bàn tay để cào múc cát dưới lòng sông và một cái lọ pênêxlin buộc một vòng dây tương tự như sợi dây chuyền. Đó là những thứ hôm qua nó và chú Cần đi tìm mua khi hắn và thằng Bất ở lại làm lán. Hắn ngạc nhiên cầm cái lọ thủy tinh nhỏ xíu giơ lên hỏi:
          - Cái này là dùng để làm gì vậy?
          - Hì… đây là cái lọ để đựng vàng sa khoáng đãi được chứ còn để làm gì nữa!
          - Đựng vàng vào cái lọ bé tý này á! Thế thì được mấy nả?
          - Chỉ cần mỗi ngày mỗi người được đầy một lọ thì chả mấy chốc bọn ta đã trở thành giàu sụ đấy anh ạ!
          - Tao tưởng mỗi ngày phải đãi được một vốc to vàng chứ nếu chỉ đựng đầy cái lọ con con này thì ăn thua mẹ gì!
          - Vàng mà anh cứ làm như là cát ấy! - Thằng Lân cười hì hì rồi dặn: - Mọi người nhớ là đeo vòng dây này vào cổ, nhét cái lọ vào trong ngực áo. Khi đãi được cám vàng, nhặt được các vảy vàng, các hạt vàng sa khoáng thì bỏ luôn vào lọ, nút thật chặt rồi giấu ngay vào trong áo, đừng để ai nhìn thấy! Hiểu không?
          Hắn chưa biết đào đãi vàng là thế nào nên cảm thấy rất háo hức. Hắn hình dung sau mỗi ngày sẽ kiếm được đầy một lọ pênêxilin vàng. Ồ! Thằng Lân nói đúng, chỉ cần đầy cái lọ này thì cũng phải đến hai chỉ chứ chẳng phải là ít ỏi đâu. Mẹ hắn lúc còn sống cũng chỉ tích cóp được hai chỉ vàng để phòng thân. Khi bà chết thì hắn còn đang ở trong tù. Nhờ có hai chỉ vàng ấy mà đám ma của mẹ hắn đỡ phần lạnh lẽo khói nhang.
          Cả bọn ra đến bãi sông thì đã thấy đông đặc người. Giữa chốn rừng già heo hút mà sao lại có lắm người mò đến thế! Sức hút của vàng quả là mạnh hơn nam châm rất nhiều. Nam châm hút sắt, còn vàng hút người.
          Thằng Lân bày cho ba người biết cách thức đãi vàng. Dạo trước, khi chuyển từ biên giới Tây Nam ra biên giới phía Bắc đánh nhau với bọn Tàu hồi đầu năm 1979, đóng quân ở một vùng rừng núi nó đã từng đi xem dân đào đãi vàng. Thằng Lân dùng xẻng ấn sâu xuống đáy sông xúc cát đổ vào máng gỗ rồi lắc gạn cho đất cát trôi đi. Lắc đi, lắc lại một lúc trong nước cho đến khi đất cát trong cái máng gỗ trôi đi hết nó mới giơ cái máng lên nhìn. Nó chỉ cho hắn và hai thằng xem rồi nói:
          - Có một ít vàng trong máng đây này!
          Hắn ngạc nhiên. Nhìn cái máng trên tay thằng Lân sạch bong, thấy quái cái gì đâu mà nó bảo có vàng. Thằng Lân hơi nghiêng cái máng gỗ về hướng mặt trời. Có loáng thoáng những đốm sáng phản quang li ti ánh vàng lấp lánh trong máng. Đó là những phân tử vàng nhỏ bé. Thằng Lân khéo léo dùng đầu ngón tay miết vào chỗ những hạt li ti lấp lánh gạn lấy những hạt vàng cho vào lọ. Hắn trố mắt. Vàng mà thế a! Đãi vàng như thế này thì biết đến đời mục thất nào mới có được một chỉ. Hắn liền nhảy ùm xuống sông. Dìm người xuống dòng nước hắn dùng hai tay quờ quạng dưới lòng sông vớ lấy những cục đá, những hòn sỏi to giơ lên xem xét. Đoạn hắn chà sát, đập mạnh chúng vào nhau để xem có cục nào là vàng không. Nhưng chỉ thấy toàn đá là đá. Hắn liền vứt đi rồi lại mò tiếp.
          Thằng Bất thấy thế hỏi:
          - Anh đang làm cái gì thế?
          - Tao xem có vớ được cục vàng nào không chứ đãi nhặt từng hạt nhỏ hơn cả hạt bụi thế này thì biết bao giờ mới được vài phân!
          Thằng Lân phì cười bảo:
          - Anh đừng mò vàng như thế mà mất công! Hãy kiên trì mà đãi cát đi biết đâu vận may cũng sẽ đến…
          Hắn nghe lời thằng Lân cào xúc cát dưới đáy sông đổ vào cái máng gỗ.
          Vừa đãi cát tìm vàng hắn vừa nghe đám “phu vàng” trên sông nói về chuyện đào đãi vàng về những vận may bất ngờ của người làm vàng. Tại bãi vàng này có các hầm đào dọc theo hai bên bờ con sông nhỏ và trên sườn núi. Những cái hầm tựa như những cái hang chuột chui sâu vào lòng đất đi theo các vỉa vàng sa khoáng. Những hầm vàng sâu hun hút, tối tăm và nguy hiểm vì có thể sập bất cứ lúc nào. Từ trong những đường hầm ấy đất đá được moi chuyển ra ngoài để xử lý. Trước hết, những mảnh quặng đá có chứa vàng được cho vào các máy nghiền nhỏ như cám. Đất cát sau đó được đưa qua hệ thống máng sàng lọc loại bỏ đất cát, vàng có trọng lượng nặng hơn sẽ ở lại. Vàng sa khoáng được tách ra nhờ có hệ thống máng thủy ngân. Từ  bột vàng sa khoáng người ta sẽ tiến hành phân kim tiếp tục loại bỏ các tạp chất rồi cô đúc thành những thỏi vàng ba, bốn số chín thực sự. Phu vàng làm việc ở các mỏ thường có thu nhập cao và ổn định hơn hẳn bọn đi đào đãi tự do trên sông suối. Lượng vàng thu được trong đất đá lấy từ lòng đất lên cao gấp hàng trăm lần vàng lẫn trong cát sỏi ngoài sông suối cho nên họ được trả công rất cao. Nhưng làm việc dưới hầm khai thác quặng vàng là đánh đu với cái chết. Bởi vì hầm đào sâu vào lòng đất mà chẳng có cây chống gì, có thể sập xuống bất cứ lúc nào. Trong hầm sâu tối tăm còn thiếu cả không khí để thở nữa. Chỉ mới tuần trước thôi ở khu khai thác này đã có hai “phu vàng” do lở đất sập hầm bị vùi lấp. Hiện mới đào bới tìm thấy một người còn một chưa tìm thấy xác. Có lẽ anh ta sẽ vĩnh viễn nằm lại dưới lòng đất sâu. Rồi giữa chốn rừng sâu này còn bao nhiêu là những chuyện rủi ro, bệnh tật, tai nạn luôn luôn rình rập bọn người đang dấn thân đi tìm kiếm vận may để mong có sự đổi đời như hắn.
           Nhìn kỹ trong cái máng gỗ của mình sau mấy lần đãi lọc loại bỏ đất cát, hắn cũng thấy có những hạt vàng li ti bé nhỏ vô cùng bám vào thớ gỗ. Phải rất khó khăn và rất kiên trì hắn mới gạn, nhặt được những hạt cám vàng sa khoáng cho vào cái lọ thủy tinh nhỏ đeo trên cổ. Thằng Bất đang bì bõm bên cạnh chợt khẽ reo lên vui mừng. Hắn vội ghé mắt sang nhìn. Trong cái máng của nó có một vài hạt vàng to gần bằng hạt vừng. Có lẽ nó là thằng may mắn nhất trong “bè lũ bốn tên” ngày đầu tiên đi đãi vàng.
          Bãi sông cạn mỗi lúc một đông. Đám người đãi vàng tự do ngụp lặn sùng sục trong dòng nước, sàng đãi ồn ào, quát tháo gọi nhau ầm ĩ. Ai cũng cầu mong sẽ gặp một vận may bất ngờ vớ được một cục vàng sa khoáng to bằng củ khoai như tin đồn đại. Nhưng rồi thì họ vẫn cặm cụi kiên nhẫn kiếm tìm nhặt từng hạt vàng, vảy vàng bé xíu. Nước dòng sông ngầu đục. Mùi hôi của hóa chất do dây truyền sang lọc bằng máy bốc lên khiến nhiều người hắt hơi. Hắn thấy da thịt ngứa ngáy, bức bối rất khó chịu.
          Chợt có tiếng mấy người bên cạnh hắn khẽ bảo nhau:
          - Bọn “thu thuế” đến đấy!
          - Mẹ cha chúng nó, đã mót được tý cám nào đâu mà đòi thu!
          Hắn ngước nhìn lên phía bờ sông. Mấy thằng đầu tóc bù xù, tay cầm gậy, tay xách mã tấu đang nghêng ngang đi xuống bãi sông. Đó chính là bọn “lính gác” và bọn “sĩ quan” đi đôn đốc “thuế”. Đến chỗ các toán người đang cặm cụi đãi vàng bọn chúng quát tháo, nhắc nhở việc nộp thuế bảo kê, bảo vệ. Thằng Lân bảo hắn:
          - Cứ mặc kệ bọn chúng, Cánh ta vừa mới đến chúng nó chưa đòi “thu thuế” ngay đâu!
          Hắn bực:
          - Có mà thu cái con… củ cặc tao ấy!
          - Đừng gây gổ với bọn chúng anh ạ!
          Hắn im lặng không nói thêm nữa. Hắn thấy vui khi vớ được một hạt vàng to bằng hạt kê. Hắn cẩn thận bỏ hạt vàng vào cái lọ thuỷ tinh.
          Chợt có tiếng kêu khóc nhốn nháo phía trên bãi đãi vàng. Mọi người đứng cả dậy nghển cổ lên nhìn. Có ai đó nói:
          - Bọn chúng đánh cảnh cáo cái thằng còn nợ “thuế” và tiền thuốc đấy!
          - Kệ chúng nó! Cứ tiếp tục làm việc đi!
          Mọi người bảo nhau. Phần lớn là nín nhịn, câm lặng, không ai muốn giây vào lũ côn đồ, lưu manh. Ai cũng muốn kiếm được thật nhiều vàng cám để dù có bị ăn chặn, bị “thu thuế” thì vẫn còn dư dả chút ít đem về nhà.
          Sau một hồi đe nẹt, đấm đá, bọn “thu thuế” bỏ đi. Bãi sông lại râm ran tiếng cười nói. Một chốc lại có tiếng người kêu lên thảng thốt:
          - Bọn “thu nợ” đến rồi!
          - Lại là bọn nào nữa thế?
          Hắn hỏi mấy người xung quanh. Không ai trả lời hắn. Mọi người còn đang mải làm. Tuy thế hắn thấy có mấy anh chàng và cả một ông đầu tóc đã bạc vội vàng vứt cả máng đãi vàng hớt hải chạy vọt về phía dưới hạ lưu. Họ chui lủi ngay vào nơi có những bụi cây rậm rạp nhanh như những con chó bị săn đưổi. Hắn ngạc nhiên không hiểu tại làm sao họ lại sợ hãi bọn này đến thế! Hắn đứng hẳn dậy để nhìn toán người đang đi đến. Hắn nhận ngay ra cô gái điếm chiều hôm qua đã đến chỗ bọn hắn làm lán. Vẫn bộ ngực căng phồng chỉ muốn trồi ra khỏi cái cổ áo khoét rộng. Đi cạnh cô gái điếm là hai thằng đầu gấu với vẻ mặt dữ tợn tay dao tay côn lăm lăm. Hắn chợt hiểu thì ra cô gái điếm này đang đi chỉ điểm những kẻ “mua dâm” ghi sổ không chịu trả tiền vàng đúng kỳ hạn cho bọn đầu gấu được thuê đòi nợ giùm xử lý.
          Đám “thu nợ” lùng sục làm huyên náo cả bãi vàng.
          Hai thằng đầu gấu lôi một thanh niên từ dưới sông lên. Chắc anh này “chơi chịu” nhiều quá nhưng không chịu thanh toán đầy đủ đúng hạn nên bị bọn chúng tẩn cho một trận lên bờ xuống ruộng, máu me toé ra đỏ nhòe đầy mặt mũi. Bọn chúng lột ngay cái áo còn mới anh ta đang mặc trên người, thu luôn cả bộ đồ dùng đào đãi vàng đem đi. Một bác già phải vội vàng rút tiền ra trả ngay cho cô gái để tránh trận đòn của bọn đòi nợ. Một người đàn bà gào khóc lăn lóc trên bãi cát khi biết ông chồng thiếu nợ đến tiền triệu trong sổ nợ của cô gái bán hoa…
          Tiếng kêu khóc. Màu máu đỏ. Màu vàng non lấp lánh. Đó là cảm nhận của hắn trong ngày đầu tiên ở bãi vàng.
          Và, cũng ngay ngày đầu tiên đến nơi vương quốc của vàng ấy giúp hắn rút ra được một điều là để có được vàng thật vô cùng khó khăn, nguy hiểm, là nước mắt và máu. Vàng là một thứ luôn luôn đồng hành cùng với máu và nước mắt...
           (hết phần 13)                                                             Hà Nội, tháng 2-2011

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Truyện dài CHUYỆN ĐỜI HẮN (phần 12)

         
      Chuyện đời hắn
  Truyện của Trọng Bảo 


       Đi bộ hơn một ngày đường mệt bở hơi tai, mỏi rã rời cả chân cẳng bọn hắn mới đến được một điểm đào đãi vàng tận trong rừng sâu. Trước khi vào bãi, cả bọn ngồi nghỉ ở bên bờ con suối đục ngầu đỏ vì hoạt động đào đãi, sàng lọc vàng ở phía thượng nguồn. Những con suối thế này chảy ra sông làm dòng nước cũng đục ngầu như máu. Thằng Lân vừa gỡ một con vắt bám trên bắp chân vừa căn dặn cả bọn. Nó có vẻ khá thông thạo mọi chuyện về đào đãi vàng.
         - Những bãi khai thác vàng vùng này đều do bọn chủ bưởng cai quản. Chúng gọi khu bãi vàng do mình bảo kê quản lý là “doanh trại”. Muốn đào đãi vàng ở đây đều phải tuân thủ quy định của các “chỉ huy” từng “doanh trại”. Phải được bọn này cho phép thì dân “phu vàng” mới có thể đến làm thuê cho các chủ hầm vàng hoặc đãi tự do, mót vảy vàng, cám vàng sa khoáng ở ngoài sông suối.
          - Thế bọn mình phải xin phép chúng nó hả?
          Hắn bực bội hỏi. Thằng Lân gật đầu:
          - Bây giờ chúng mình phải đi tìm bọn “lính gác”, chúng là những thằng tay chân của tên “chỉ huy”. Bọn “lính gác” sẽ dẫn đi gặp các “sĩ quan”, và những thằng cai thầu hầm vàng. Bọn “sĩ quan” và lũ cai thầu sẽ quyết định sẽ tuyển chọn hoặc không chọn thêm nhân công làm vàng.
          - Mẹ kiếp! Thế nếu chúng nó không nhận thì cánh ta mất toi công trèo đèo lội suối mò đến tận cái xứ khỉ ho cò gáy này à?
          - Anh đừng có lo! Dân làm phu vàng ở đây thiếu lắm, chỉ lo thiếu người chứ không lo thiếu việc. Nếu không được bọn chủ các hầm vàng thu nhận thì chúng ta hãy tạm đãi vàng tự do ngoài sông suối vậy.
          - Thế thì cứ đi đãi vàng tự do cho sướng, đếch phải phụ thuộc vào thằng nào!
          - Cũng không hẳn thế! Đào đãi tự do phải tự mua sắm lấy dụng cụ lao động, thu nhập rất thấp và cũng vẫn phải “nộp thuế” đầy đủ mới được làm vàng ở đây!
          - Ở giữa rừng sâu núi thẳm thế này còn phải nộp thuế cho ai?
          - Thì cho bọn “chỉ huy”, bọn bảo kê bãi vàng chứ còn ai nữa!
          - Tại sao lại phải nộp cho bọn chúng nó! Mỏ vàng sa khoáng là của tự nhiên, nhà nước không quản lý được thì thôi, ai đãi được thì lấy chứ của riêng bố con nhà chúng nó đâu mà chúng đòi “thu thuế” hả?
          - Chúng nó xưng hùng, xưng bá ở bãi vàng này, tự cho mình là chủ, có quyền cai quản, cho ai khai thác mới được khai thác, không nộp chúng nó không cho đào đãi, lôi thôi chúng nó xua đuổi, đánh chém, trấn cướp sạch hết tiền công làm được…
          - Mẹ kiếp cái bọn ăn chặn này…
          Hắn bắt đầu thấy nóng mặt. Thằng Lân bảo:
          - Đành phải thế thôi anh ạ! Bọn chủ bưởng, bọn “chỉ huy” bãi vàng này toàn là quân đầu trộm đuôi cướp, lưu manh, bọn trốn tù, tiền án, tiền sự đầy người nên anh em chúng ta phải hết sức cẩn thận, nhẫn nhịn, nhất định càng không được có ý định chống đối lại chúng nó sẽ không thể làm ăn gì được mà còn rất nguy hiểm đến tính mạng…
           Càng nghe thằng Lân nói, hắn càng thấy vô cùng ấm ức, tứ­c anh ách trong bụng. Nhưng thôi cố nén nhịn xem sao đã! Hắn nhủ thầm.
           Chặn bọn hắn lại ở cửa rừng là hai thằng trông đúng là những con nghiện có thâm niên. Đây chính là những tên “lính gác” bãi, là tay chân của bọn “chỉ huy” bảo kê bãi vàng này. Thằng Lân rút từ trong túi ra hai bao thuốc lá ba số đưa cho bọn chúng. Thì ra nó đã chuẩn bị từ bao giờ rồi. Hai thằng “lính gác” mắt sáng lên. Chúng vồ ngay lấy hai bao thuốc. Sau khi châm lửa hút điếu thuốc cho đã chúng mới bảo:
           - Chưa có hầm nào cần tuyển phu đâu! Bọn chúng mày hẵng cứ tạm thời­ đi đào đãi vàng tự do đã. Khi nào có chỗ cần phu chúng tao sẽ gọi ngay. “Thuế” nộp mỗi tuần là hai phân hiểu không!
           - Sao thu cao thế?
           Thằng Lân hỏi lại. Một thằng “lính gác” nhăn nhở:
           - Mỗi ngày kiếm được những mấy chỉ, nộp có hai phân bọ thì thấm tháp vào đâu mà cao với chả thấp!
           - Ở đây kiếm được khá thế cơ à?
           - Chúng mày cứ làm đi rồi sẽ biết! Ở đây vàng nhiều hơn cát ấy chứ! Hôm qua có thằng đã nhặt được một cục vàng to gần bằng củ khoai lang đấy!
          “Mẹ kiếp! Thế sao bọn chúng mày không đi bốc lấy vàng mà nhét đầy mồm việc gì phải thu thuế của chúng ông?” - Hắn làu bàu trong miệng. Thằng Lân khoát tay:
          - Bây giờ bọn ta vào chỗ nào hạ trại làm lán nghỉ đã rồi một người theo tôi đi tìm mua máng gỗ để ra bãi sông đãi vàng.
          Bốn thằng tạt vào một gờ núi đá vôi chìa ra như mái hiên ven suối để đồ dạc xuống. Hắn quan sát, xung quanh có rất nhiều lán trại của dân “phu vàng”. Những mái lều che bằng ni-lông, lợp cỏ gianh, lá cọ lụp sụp, nhếch nhác bẩn thỉu. Mọi người chắc đang đi làm trong hầm vàng hay đãi tự do dưới suối, ngoài bãi sông nên khu lán trại vắng người.
          Thằng Lân phân công:
          - Anh Lỗi và thằng Bất ở lại căng ni-lông làm lán, em và chú Cần đi tìm mua xẻng cuốc và máng gỗ để đãi vàng!
          Hắn băn khoăn hỏi lại:
          - Giữa chốn rừng núi âm u thế này mua cuốc xẻng và máng đãi ở đâu được?
          - Anh yên trí! Có “cầu” là sẽ có “cung”, cứ ra ngoài bãi vàng là có hết! Rồi anh sẽ thấy, ở bãi vàng nơi “thâm sơn tùng cốc” này cái gì cũng có, đem đến tận miệng, phục vụ tận nơi chẳng khác gì như đang ở giữa thành phố ấy! Hi…
          Nó nháy mắt cười cười vẻ rất thông thạo. Hai thằng đi rồi, hắn và thằng Bất bắt đầu chặt cây để làm lán trú chân. Hắn chọn một bãi đất khá bằng phẳng đủ chỗ cho bốn thằng nằm ngủ để hạ trại. Vừa làm hắn vừa nghĩ: “Phen này may mắn chỉ cần ông vớ được một cục vàng bằng nắm tay thôi thì đã hơn cả trăm, cả ngàn gánh củi ở Lạng Sơn”. Hắn chợt thấy vui vui trong lòng. Hắn huýt sáo một điệu chèo cổ. Thằng Bất cười hiền lành:
          - Anh có chuyện gì vui thế? Chắc nhớ bà xã ở nhà hả?
          - Tao tứ cố vô thân, làm quái gì có gia đình vợ con mà nhớ với chả nhung!
          - Thế chắc là nhớ người yêu! Thôi anh đào hố chôn cột lán, em xuống suối múc ít nước về đun để uống nhé!
          - Ừ! Mày cứ đi đi…
          Thằng Bất vớ cái can nhựa rồi tụt xuống dốc. Hắn ôm mấy đoạn cây lên chỗ nền lán và dùng con dao tông đào lỗ chôn cột. Vừa cúi xuống moi đất trong cái lỗ đang đào ngẩng lên hắn giật mình sửng sốt thấy một cặp giò con gái trắng nhởn ngay trước mặt. Hắn ngạc nhiên ngước lên nhìn. Một đứa con gái mặc cái quần soóc màu trắng ngà, áo ba lỗ đứng sát ngay trước mặt hắn. Hắn thấy hơi lạnh sống lưng tưởng là có con ma rừng bất ngờ xuất hiện. Hắn bật ngay dậy, tay nắm chặt con dao. Cô gái nhìn hắn chăm chăm mấy giây rồi hỏi:
          - Anh là bọn mới từ xuôi lên hả?
          - Cô… cô là ai?
          Hắn không trả lời mà hỏi lại. Cô gái hơi nhếc mép:
          - Đúng là anh mới lên chưa biết rồi! Em là nhân viên… “phục vụ” cho cánh dân phu vàng ở đây đấy!
          - Phục vụ cái gì?
          Hắn hỏi vẻ rất ngu ngơ. Đúng là hắn vốn từng trải trong cuộc đời nhưng nhiều khi còn rất ngu ngơ trước thực tại. Cô gái phì cười:
          - Thì phục vụ cánh “phu vàng” các anh giải trí mỗi khi­ nhớ­ vợ­ ấy mà!
          Hắn chợt vỡ lẽ. Thì ra lại là dân bán chôn nuôi miệng. Nhưng sao giữa chốn sơn cùng thuỷ tận mà cũng có bọn bươm bướm này nhỉ. Hắn chợt nhớ tới lời thằng Lân nói lúc nãy. Thì ra bất cứ ở đâu mà có vàng thì ở đó ắt sẽ có gái.
          Cô gái điếm khoanh tay ôm xiết lấy ngực ẩy chồi cặp vú to tròn bật gần hết ra khỏi cái cổ áo ba lỗ khoét rộng rồi bảo:
          - Bây giờ anh đi với em ngay chứ! Về lán của em hay vào ngay chỗ bụi cây bên kia đồi cũng được. Phu mới đến mỏ muốn kiếm được nhiều vàng thì nhất định phải làm một cái để lấy vận may anh ạ!
          Hắn liếc nhìn bộ ngực căng phồng của cô gái nuốt ực một cái. Nhưng chợt nhớ đến lời dặn của thằng Lân, hắn liền xua xua tay:
          - Vừa mới lên làm đếch gì có tiền mà…
          - Không cần! Lần đầu anh mới lên em sẽ cho… ghi sổ nợ. Khi nào có tiền hoặc đãi được vàng sa khoáng thanh toán trả sau cho em cũng được.
          Hắn khéo léo nhưng kiên quyết:
          - Thôi để hôm khác em ạ! Anh còn ở đây lâu…
          Chợt có tiếng thằng Bất ho húng hắng dưới chân dốc. Hắn bảo cô gái:
          - Cô đi đi để tôi còn làm lán ở tạm, các anh em của tôi sắp về rồi!
          Biết không thể dụ được hắn đi theo, cô gái liền dấn đến ấn cặp vú tròn c­ăng nây nẩy day day vào cánh tay trần của hắn. Bàn tay phải của cô ta hạ xuống rất nhanh xoa xát mạnh vào chỗ kín của hắn. Hắn giật mình co rúm người lại. Giọng cô gái lả lơi:
          - Nhớ là khi nào cần thì cứ đến tìm em nhé! Bất cứ­ lúc nào cũng được. Lán của em ở bên kia suối, chỗ gốc cây sung già sù sì rất nhiều quả ấy!
          Cô gái bán hoa vừa đi khỏi thì thằng Bất xách can nước leo lên. Nó vừa lau mồ hôi vừa thở hổn hển hỏi:
          - Em vừa nhác thấy có bóng con gái ở đây phải không anh?
          - Gái điếm đến tận nơi phục vụ đấy, mày có dám chơi một cái cho biết l... sơ­n nữ thế nào không?
          - Eo ôi em sợ lắm! Bọn này toàn là bệnh tật, si-đa đầy mình đấy anh ạ!
          - Ừ…
          - Anh cẩn thận đấy! Bọn này nó ghê lắm, không khéo làm được đồng nào cống cho nó hết!
          - Ừ…
          Nóng quá, hắn cởi cái áo ném lên bụi cây lúp súp. Thằng Bất trố mắt hoảng sợ khi nhìn thấy cái mặt hổ xăm gớm ghiếc trên ngực và cái đầu lâu xương chéo xăm trên lưng hắn. Nó sợ hãi lùi lại mặt cắt không còn giọt máu, hai chân run lẩy bẩy. Giữa lúc ấy chú Cần và thằng Lân đi mua sắm dụng cụ cũng vừa về đến nơi. Cả ba đứng túm tó lại bên nhau và cùng sững sờ nhìn hắn, không ai thốt lên lời.
           Như chợt hiểu rõ mọi chuyện hắn bảo:
           - Chúng mày đừng sợ! Tao vì cuộc đời xô đẩy nên từng là một thằng tù, từng đánh nhau,  từng đâm chém. Nhưng tao chỉ đánh những thằng đáng đánh. Và, tao cũng chỉ là một thằng khố rách áo ôm, đi làm thuê, làm mướn kiếm ăn như chúng mày thôi. Rồi tao sẽ kể cho chúng mày biết mọi chuyện…
           Thằng Lân lấy lại bình tĩnh bảo:
           - Qua mấy ngày đi cùng nhau, bọn em tin anh! - Nó nhặt cái áo đưa cho hắn và nói tiếp: - Nhưng ở chốn này anh phải hết sức cẩn thận. Anh mặc ngay áo vào đi, đừng để ai nhìn thấy…
           Hắn nghe lời thằng Lân khoác cái áo lên người.
           Buổi tối hôm ấy sau bữa cơm đạm bạc giữa rừng sâu hắn đã kể lại cho ba thằng làm thuê nghe về chuyện của đời hắn…
           (hết phần 12                                                              Hà Nội, tháng 2-2011

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

Truyện dài CHUYỆN ĐỜI HẮN (phần 11)

      
            
Chuyện đời hắn
Truyện của Trọng Bảo

       Lên được xe khách hắn cũng chưa biết mình sẽ đi đâu. Hắn nghĩ có lẽ lại phải ra ga kiếm việc làm thuê như trước vậy. Nhưng hắn chợt giật mình nhớ lại những lời ông phó chủ tịch xã cảnh cáo là công an đang điều tra vụ hắn đánh nhau ở ga đã vặn gãy tay cái thằng lưu manh bữa trước. Có lẽ không làm ăn gì ở đây được rồi, hắn phải đi thật xa mới ổn.
          Đến bến xe thị xã, hắn kéo cái cổ áo cố che bớt mặt để không ai nhận diện được rồi bước ra phía ngoài đường phố. Trời đã tối. Thị xã nhỏ lập loè ánh điện trong các nhà hàng hắt ra. Phố núi về đêm thưa người qua lại. Chỉ có những nơi như bến xe, ga tàu là luôn luôn ồn ào, nhốn nháo cả đêm. Hắn đi lang thang qua những con đường của thị xã.  Đèn đường chỉ có trên các phố chính. Đến một con đường nhỏ tối tăm có nhiều cây to gần công viên thị xã hắn giật nảy mình khi có tiếng người nói sát ngay bên tai:
          - Anh trai đi không?
          Một cô gái ăn mặc hở hang đứng nép ngay gốc cây sát đường chìa ngực ra sát ngay tầm tay hắn. Hắn nhác nhìn thấy mấy gốc cây bên cạnh cũng có các cô gái đang đứng nép sẵn. Mùi nước hoa rẻ tiền phảng phất làm hắn suýt hắt hơi. Hắn lủng bủng trong miệng:
          - Thì cũng đang đi đây…
          - Đi chơi với em cơ mà… giá rẻ thôi… hôm nay em… khuyến mại cho…
          À thì ra là bọn gái đứng đường đón khách. Hắn bực bội nghĩ thầm: “Mẹ kiếp! Đang chả có đồng mẹ nào dính túi lấy đâu mà đi chơi gái…”. Cô gái điếm vẫn cố nài nỉ chèo kéo:
          - Giá cả đặc biệt anh ơi!
          - Thôi đi mà bán cho các ông chủ ở trong nhà cao cửa rộng ánh đèn lấp lánh kia kìa…
          - Anh trai làm cái gì mà… kiêu thế?
          - Kiêu cái con khẹc! Đang thất nghiệp đây! Mả mẹ nó chứ sao mà cuộc đời với điếc toàn chuyện sui xẻo đen như con chó mực!
          - Thế thì càng phải đi với em làm một cái để giải sui anh nhé!
          - Có mà sui thêm thì có…
          Hắn vừa nhấm nhẳng trả lời vừa rảo bước tránh xa những cái gốc cây biết nói ấy. Cô gái lại thụt vào ẩn mất sau gốc cây như tan biến trong bóng đêm mờ ảo.  Đi chán rồi hắn lại quành về chỗ cổng nhà ga, nơi đám dân làm thuê, bốc vác ngồi nằm ngổn ngang chờ việc. Hắn chợt thấy bụng đói cồn cào. Từ trưa đến giờ hắn chưa có cái gì bỏ bụng. Lục tìm trong túi áo còn mấy chục đồng tiền lẻ, hắn mua một cái bánh mỳ. Toàn bộ số tiền tích cóp được khi làm thuê ở Lạng Sơn hắn đã gộp vào với số tiền của thằng Đang và đưa cho vợ con nó rồi.
          Chệu chạo nhai mẩu bánh mỳ khô không khốc hắn vừa dỏng tai nghe bọn làm thuê buôn chuyện. Chúng đang kháo nhau chuyện có thằng làm thuê vừa gặp may, giàu sụ lên bất ngờ. Một người kể:
          - Một thằng ở làng tao đi đào đãi vàng trên Bắc Cạn. Nó đãi cả tháng cũng chỉ được vài phân. Nó đã tính chuyện bỏ về quê. Hôm đó nó ngồi bên bờ suối chờ nước rút để lội sang bên kia ra đường mòn về xuôi. Ngồi buồn nó nhặt đá ném xuống suối. Vô tình nó cầm một hòn đá sần sùi lên định ném đi. Thấy nặng nặng nó liền chà sát hòn đá xuống cát thấy có ánh vàng lấp lánh. Hoá ra đó chính là một cục vàng sa khoáng nặng đến hai cân ki-lô-gam. Biết là gặp vận may, nó liền giấu ngay cục vàng vào cái bao tải rách lần ra cửa rừng bắt xe về quê. Nó phải ỉa một bãi bôi vào cái bao tải thối hoắc để che mắt bọn cướp chặn đường. Cục vàng ấy nó chặt ra thành từng mẩu đem bán dần lấy tiền. Bây giờ nó làm một cái nhà to nhất làng, lại mua cả một khu trang trại trồng cây cảnh, bon sai, lấy một con vợ đẹp nhất xã…
          Một thằng khác thì bảo:
          - Ăn thua gì! Thằng ở làng tao đi làm thuê ở mỏ đá quý trên Yên Bái còn may mắn hơn. Thằng này tính lười biếng, làm thì ít, chơi thì nhiều bị bọn chủ thầu đuổi việc. Thiếu tiền trả nợ bị bọn “cai” ở mỏ tẩn cho một trận lên bờ, xuống ruộng hất ngã lăn xuống đống đất bẩn thỉu. Nó bị ngất đi. Lúc tỉnh lại nó thấy quai hàm đau ê ẩm, mồm thì ngậm đầy bùn đất. Nó liền nhổ ra tay xem có cái răng nào bị đánh gãy không. Bất ngờ trong lòng bàn tay nó là một viên hồng ngọc loại quý hiếm nhất sáng long lanh. Thì ra khi bị bọn chủ nợ gí mặt xuống đống bùn bẩn mồm nó ngoạm trúng một viên hồng ngọc lẫn trong bùn đất. Nó vội nuốt luôn viên hồng ngọc vào bụng và tìm đường trốn về quê ngay. Viên hồng ngọc ấy đúng là loại quý hiếm vào loại “bảo vật quốc gia”, nó bán được mấy tỷ đồng, làm nhà, mua được cả ô-tô. Bây giờ nó là người giàu nhất huyện đấy.
          Nghe bọn làm thuê nói chuyện với nhau hắn thấy hấp dẫn quá. Hắn mong sao cho đời mình cũng có một lần vận may như thế. Hắn lân la bắt chuyện làm quen. Bọn này biết hắn cũng là dân làm thuê đang đi tìm việc, bọn này rủ hắn ngược lên Lai Châu đào đãi vàng. Hắn đồng ý và đi theo bọn chúng luôn.
          Một thằng có vẻ nhanh nhảu giới thiệu:
          - Em là Bất, kia là chú Cẩn còn anh này tên là Lân, lính chiến ở chiến trường Campuchia yếu sức khoẻ vừa phục viên đi kiếm tiền để về cưới vợ. Bọn em đều là dân “cầu tõm” Hà Nam cả. Còn anh tên gì?
          - Tôi tên là Lỗi, quê Vĩnh Phú!
          - Dân "Vĩnh toét" hả! Sao lại tên là Lỗi, lạ nhỉ?
          - Chả biết! Mẹ tôi đặt thế thì tên nó là thế thôi!
          - Thôi! Tên tuổi không quan trọng… - Thằng lính chiến từ Campuchia về bảo: - Bọn mình đều là bọn dân nghèo đói chuyên làm thuê đi ra thiên hạ kiếm cơm quan trọng nhất là phải luôn coi nhau như anh em hiểu không?
          - Vâng… đúng thế!
          Thằng Lân nói tiếp:
          - Trong “bè lũ bốn tên” chúng mình xem chừng có lẽ anh Lỗi là nhiều tuổi nhất, anh ấy sẽ là anh cả, là đại ca. Bọn chúng ta khi có việc gì đều phải nghe lời anh ấy hiểu không?
          Hắn nhăn mặt bảo:
          - Đại ca làm quái gì! Có phải băng đảng gì đâu, cốt anh em ta có gì thì giúp đỡ nhau, lúc khó khăn, khi hoạn nạn đừng bỏ nhau là được.
          - Đúng thế!
          Thằng Lân rút trong bao ra một cái gói, bẻ đưa cho hắn một nửa nắm xôi sắn:
          - Anh ăn đi, nhai bánh mỳ suông xót ruột lắm…
          Hắn cầm miếng xôi sắn thằng Lân đưa cho. Cả bọn vừa nhồm nhoàm ăn vừa nháo nhác đứng dậy vơ đồ đoàn lao vào ga vì có tiếng loa rè thông báo tàu ngược Lào Cai đang chuẩn bị đón khách.
          Leo lên được nóc toa tàu rồi “bè lũ bốn tên” cũng ăn xong bữa tối. Hắn chợt thấy khát khô cả họng. Thằng Lân lại lục mở cái túi. Nó lôi ra một cái bi-đông bộ đội méo mó. Mỗi thằng làm một ngụm nước rồi nằm ngửa trên nóc toa tàu. Con tàu từ từ chuyển bánh. Hắn dặn cả bọn:
          - Nằm cho cẩn thận kẻo ngủ quên tàu xóc lăn xuống đường ray đấy!
          Thằng Lân thì nói:
          - Lẽ ra có tiền chúng mình đi xe ca lên Điện Biên Phủ rồi sang Lại Châu cho nhanh. Nhưng thôi ta đi tàu lên Lào Cai rồi bắt xe tải chở gỗ sang Phong Thổ, Lai Châu cũng được…
          - Mỏ vàng ở chỗ nào?
          - Hết đường xe lâm nghiệp chúng ta còn phải đi bộ độ một ngày đường nữa thì sẽ tới nơi đào đãi vàng.
           Hắn nghĩ: “Cái thằng lính loại ngũ từ Campuchia về này có vẻ thông thạo đường đất vùng Tây Bắc này gớm nhỉ!”. Hắn không biết là khi còn nhỏ thằng Lân đã theo ông bố nó đi buôn trâu khắp vùng Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu rồi.
           Vòng hai tay lên đầu làm gối, hắn nằm ngước nhìn lên bầu trời đầy sao. Vũ trụ là vô hạn nhưng sự hiểu biết và khả năng của con người là hữu hạn. Thế là hắn lại bắt đầu một chuyến đi mới. Hắn đã mấy lần bỏ quê ra đi. Hoá ra để kiếm ăn, để tồn tại con người ta cũng phải có những chuyến ra đi như thế này. Những chuyến đi vô định. Lần trước lên Lạng Sơn gặp bọn thằng Đang đi kiếm củi kết cục thật là khốn nạn, lần này thì theo bọn thằng Lân đi đào vàng chẳng biết có khá hơn không, có đổi đời nổi không hay lại rơi xuống tận đáy như những lần trước. Đời đúng là một vòng xoáy vô định, con người bị cuốn vào cái vòng xoáy ấy rủi may không thể nào lường trước!
         (hết phần 11)                                                                   Hà Nội, tháng 2-2011
  

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

Truyện ngắn DỊ NHÂN

     Dị nhân
                
                                   Trọng Bảo    
                                                               
         Tên thật của gã là Đồng Thụy Nhân. Hồi còn đi học gã rất mê văn chương, tập tạnh làm thơ, viết truyện, lấy bút danh là Thy Nhân cho có vẻ văn sỹ. Chẳng biết có truyện ngắn, bài thơ nào của gã được đăng ở đâu không. Thỉnh thoảng vẫn thấy gã lôi một cuốn sách chép tay ra đọc có vẻ ngẫm ngợi lắm. Cũng chả biết cái biệt danh Dị Nhân gắn vào đời gã tự bao giờ. Có lẽ là do hình thù kỳ dị của gã. Chân phải đi hơi tập tễnh, cánh tay trái gã sù sì những vết bỏng. Và đặc biệt một vết sẹo dài trên má phải kéo miệng gã méo hẳn đi. Rồi cả cái thị trấn ngoại thành này người ta đều biết gã, đều gọi gã là "Dị nhân”. Song cũng chẳng ai biết gốc gác quê quán gã ở đâu. Chỉ biết gã đến đây để làm thuê cho mấy nhà hàng, gánh nước, rửa bát hay vận chuyển phế liệu xây dựng, đánh vôi, phụ hồ cho đám công nhân xây dựng. Có lẽ tên gã được người ta gắn thêm cho chữ "dị” để phân biệt với một ông Nhân nào đó là giám đốc doanh nghiệp và ông Nhân chủ tịch thị trấn.
          Gã không tự ái, cũng chẳng buồn tranh cãi với những người cứ suốt ngày réo gọi: "Này! Dị Nhân khởi đầu ngày mới làm một chén nút lá chuối cho khí thế!”, hay: "ối! Ngài Dị Nhân, dị dạng gì ơi, chuyển ngay cho tôi mấy thùng hàng ra chợ!” hoặc là: "Tối nay, ông Dị Nhân ngủ trông coi cửa hàng cho cẩn thận nhé!”. Mọi người đối với gã chẳng ra trọng, chẳng ra khinh, chẳng ra ông, chẳng ra thằng. Tuy thế, vẻ kỳ dị của gã nhiều khi cũng được việc. Cái thị trấn ngoài thành có vẻ heo hút này ngày càng phát triển nhiều nhà nghỉ, nhà hàng. Ngày thứ bảy, chủ nhật nhiều ông đưa bồ bịch vút lên đây cho an toàn, vợ con đừng hòng truy xét. Bọn trộm cắp gây án ở nội thành kiếm được tiền cũng rạt ra vùng ngoại ô này ăn uống, xả hơi. Các nhà hàng, quán xá nhờ đó làm ăn được, song cũng lắm phen lao đao bởi các đối tượng phức tạp. Bọn sâu rượu nhậu nhẹt thâu đêm, say xỉn phá phách. Chủ quán thường phải nhờ cậy đến gã. Cái mặt sẹo, cánh tay sù sì cháy sém của gã khiến nhiều kẻ giang hồ cũng phải gườm. Chúng kháo nhau: "Gã này từng là một tay giang hồ hảo hán khét tiếng đấy!”. Tuy vậy, gã lại có vẻ hiền lành. Chả bao giờ thấy gã gây gổ với ai. Duy chỉ có một lần tại nhà hàng thịt chó Tư Béo, một tên ăn quỵt lại còn giở thói côn đồ đập phá. Chẳng may cho nó lúc ấy gã đang chẻ củi thuê phía sau nhà. Bà chủ quán chạy ra cầu cứu. Gã ném con dao chẻ củi xông ra. Chỉ bằng một miếng võ, gã đã khoá ngay tay tên côn đồ. Khi công an đến khám xét thu được trong người nó khẩu súng ngắn đã lên đạn. Cả nhà hàng hú vía. Thì ra đó là một tên tội phạm nguy hiểm. Sau bận ấy dân thị trấn có vẻ nể sợ gã. Họ vẫn gọi gã là Dị Nhân, nhưng giọng có vẻ thân mật hơn, bớt hẳn vẻ gắt gỏng, coi thường.
         Cái phố núi ngoại thành ngày càng phình ra. Dân nội đô đổ xô lên mua đất. Dân bản địa bỗng đổi đời. Có nhà ba đời nghèo kiết xác, lộn đủ hai túi quần, bốn túi áo chả có nổi một trăm ngàn đồng bạc nay bỗng nhiên giàu sụ lên nhờ bán đất. Một góc đồi cây cằn cỗi mà bạc tỷ. Dân mua đất chủ yếu là những người phất lên do cơ chế thị trường, kinh doanh phát đạt hoặc loại người chuyên kiếm chác, bớt xén công quỹ. Họ mua đất làm trang trại, xây nhà, cuối tuần đưa vợ con lên tọa hưởng, tha hồ hít thở không khí trong lành phố núi. Dân thị trấn vừa là chủ, vừa là tớ. Người có đồi, có rừng trở thành chủ đất, hét ra tiền. Kẻ không có đất thì làm thuê, trồng hoa, cắt cỏ, trông coi trang trại, nhà nghỉ cho những ông chủ ở nội thành.
         Trong số người lên "khai hoang” ấy có một ông chủ còn trẻ tuổi. Anh ta mua cả một khoảnh đồi cây, hồ cá rộng để xây dựng một khu trang trại du lịch sinh thái. Ô tô chở vật liệu ùn ùn kéo về. Xi măng, gạch ngói, sắt thép, đá hộc chất ngổn ngang. Chậu cảnh, bon sai kê đặt khắp nơi. Bọn trộm cắp ngứa mắt nhìn đống của để ngay trong tầm tay. Chúng chả ngu gì mà không hành động. Anh chủ trang trại phải lập tức nghĩ đến việc thuê người bảo vệ. Người ta khuyên anh nên tìm gã Dị Nhân. Quả không uổng. Từ ngày gã làm bảo vệ cho khu trang trại du lịch sinh thái Bồng Lai thì không kẻ nào còn dám mò đến trộm cắp. Đám trẻ chăn trâu thường hay lảng vảng nhặt vỏ bao xi măng, thó đoạn sắt vụn hay miếng ván cốp-pa cũng tỏ ra ngoan ngoãn vâng lời gã răm rắp. Mỗi khi nhìn thấy gã đầu tóc bù xù, miệng méo xệch, vận bộ quần áo bộ đội cũ, thắt một cái thắt lưng to bản đeo lủng lẳng một cái lưỡi lê và cái điếu cày nhỏ bằng nhôm có đứa đã vãi cả ra quần. Gã không đánh, không dọa nhưng bọn trẻ cứ sợ. Chẳng riêng gì trẻ con, người lớn bất ngờ gặp gã cũng giật mình tái mặt. Chuyện xảy ra hồi khu trang trại du lịch Bồng Lai mới mở cửa. Khi ấy, khách đến tham quan còn rất ít. Có một đôi trai gái kéo nhau lẻn ra một góc đồi vắng. Khi họ đang say sưa mê đắm thì gã tình cờ đi qua. Đôi trai gái thất kinh khi chợt nhìn thấy gã. Họ rú lên vì tưởng cướp xuất hiện. Cả hai ôm quần áo nồng nỗng từ trên đồi phóng xuống, miệng gào lên ầm ĩ: "Cướp! Cướp!” khiến cả khu trang trại náo loạn. Khi mọi việc vỡ lẽ đám công nhân xây dựng, nhân viên phục vụ tại khu du lịch được một trận cười đến vỡ bụng. Cả tuần liền đám con trai gặp gã đều cười cười nháy mắt: "Lần sau có "phim” hay thế bác nhớ gọi tụi cháu với nhé!” hoặc: "Xem một mình đau tức, ăn một mình cực thân đấy bác ạ!”. Đám con gái gặp gã thì lại cười ré lên. Chắc họ nhớ lại cảnh cô gái vú vê thỗn thện, miệng la thất thanh chạy như điên từ trên đỉnh đồi xuống.
         Những ngày đầu khu trang trại du lịch sinh thái Bồng Lai đang hình thành sự hiện diện của gã Dị Nhân là "điềm lành”. Bọn trộm cắp, đám trẻ chăn trâu đỡ dòm dỏ, phá phách. Nhưng khi khu du lịch sinh thái đã xây xong tường bao, có đông người đến tham quan thì gã tự dưng trở thành "điềm gở”. Cái bản mặt sứt sẹo, méo mó của gã khiến du khách thấy ghê ghê, ngài ngại. Sự cố đôi trai gái tưởng gã là kẻ cướp đã khiến chủ khu trang trại phải suy nghĩ. Anh ta cho rằng đã đến lúc phải loại gã ra khỏi "biên chế” những người làm việc tại trang trại nhưng chưa có lý do xác đáng. Đến một bữa gã mải đào hố trồng cây trên đồi để mấy con bò thả rông vào phá mất luống hoa gần cổng thì sự hiện diện của gã ở trang trại đã được định đoạt. Gã được anh chủ mời lên nhận tháng lương cuối cùng và quyết định thôi việc. Gã chẳng buồn, chẳng vui. Có phải là biên chế ăn lương nhà nước đâu mà tiếc. Cuộc đời một kẻ làm thuê mấy khi ấm chỗ. Gã gói ghém vài thứ đồ đạc linh tinh vào tấm võng bạt cũ khoác lên vai. Thế là xong xuôi. Gã quyết định rời bỏ cái thị trấn này để đi làm ăn xa hơn.
*
         Nhét mấy tờ giấy bạc vào cái bao da, gã lững thững men theo bờ hồ nước đi ra phía cổng khu trang trại. Con đường rải đất đồi được lu lèn nhẵn thín. Gã co chân đá cái vỏ lon bia lăn lọc cọc suốt dọc đường. Nhìn theo chiếc vỏ lon bia bắn văng xuống phía hồ nước gã chợt giật mình. Một chiếc cặp sách học sinh màu hồng và đôi dép trẻ con lăn lóc trên bờ cỏ ngay sát mép nước. Gã sực nhớ lúc nãy trên đường vào để nhận lương và quyết định thôi việc còn gặp cu Tít con anh chủ trang trại ở cổng. Nó đang học lớp một. Thằng bé vừa nhìn thấy gã đã reo lên: "Ông Vĩ Nhân ơi!- chỉ riêng thằng bé không gọi gã là Dị Nhân- hôm nay cô giáo cháu ốm, cháu được nghỉ học. Lát nữa ông đưa cháu đi đổ dế nhé!”. Gã chột dạ. Không khéo thằng bé mải bắt chuồn chuồn, vồ châu chấu bị té ngã xuống hồ. Gã ngó nghiêng. Bờ hồ được xả đứng thành. Có vết đất trượt dài xuống nước. Gã vứt ngay cái gói đang khoác trên vai xuống bãi cỏ. Gã luống cuống cởi vội cái thắt lưng to bản lủng lẳng con dao lê và cái điếu cày bằng nhôm ném trên bờ. Chỉ kịp kêu ú ớ kêu: "Có người chết đuối!” rồi gã lao xuống nước. Buổi sáng, nước hồ còn rất lạnh. Gã lặn sâu xuống đáy hồ, hai tay quờ quạng kiếm tìm. Không thấy gì cả. Gã ngoi lên lấy hơi gào thêm vài tiếng kêu cứu rồi lại lặn xuống. Gã đạp chân, khua tay sùng sục như điên dưới đáy hồ đầy rong rêu đến hụt cả hơi.
        Lúc sắp phải ngoi lên để thở thì gã chợt quơ được chân thằng bé. Gã cuống cuồng ôm lấy nó, chân đạp mạnh xuống đáy hồ ngoi vút lên mặt nước. Đã có mấy người chạy đến. Họ xúm lại kéo gã lên bờ. Gã xốc hai chân thằng bé lên vai chạy quanh một vòng cho nó nôn ộc nước ra. Nghe có người bảo nhau chạy về gọi chủ trang trại, gã quát:
        - Không được cho bố mẹ nó ra đây! Mà bảo họ cấm được kêu khóc!
        Gã biết những người bị ngạt nước, ngã cây nếu bố mẹ hoặc người có cùng huyết thống mà đến kêu khóc, thất khiếu sẽ ứa máu ra thì vô phương cứu chữa.
        Gã đặt thằng bé xuống bãi cỏ. Nó bị ngạt lâu và uống nhiêu nước nên nhợt nhạt rũ ra như cọng rau héo. Gã tiến hành hô hấp nhân tạo, xoa ngực, ghé miệng hút đờm rãi cho thằng bé. Nhưng mọi cố gắng của gã hồi lâu vẫn không có kết quả. Trong đám người xúm quanh đứng nhìn gã cấp cứu ai đó thở dài: "Không ổn, hỏng mất rồi!”. Gã quát: "Đốt ngay một ít rơm lấy than nhanh lên!”. Có một cách cứu chữa người bị chết đuối mà gã đọc được trên báo. Trong khi mấy người cuống quýt đốt bó rơm rồi gạt ra cho nhanh nguội thì gã tiếp tục xoa bóp chân tay, hô hấp nhân tạo và dùng miệng hút đờm dãi cho thằng bé. Nó vẫn nằm yên không nhúc nhích. Khi đống than rơm đã nguội, gã đặt thằng bé lên. Gã xoa phủ một lớp than rơm còn ấm lên khắp người nó. Than rơm háo sẽ hút bớt nước qua lỗ chân lông người bị chết đuối. Gã vừa làm vừa quát tháo ra lệnh cho đám người vây quanh hỗ trợ việc cấp cứu. Thấy thằng bé cứ nằm im lặng, thẳng đuột, có người bảo: "Thôi bác ạ!”. Gã gầm lên: "Thôi là thôi thế nào! Tiếp tục xoa bóp cho thằng bé nhanh lên!”.
          Đầu tóc rũ rượi, mặt mày gã Dị Nhân méo xệch, dúm dó. Gã cứ cuống quýt hết ấn ngực thằng bé hô hấp nhân tạo, lại tiếp tục ghé miệng hút đờm dãi, hà hơi, thổi ngạt cho nó. Gã vật vã lồng lộn tựa như một con sư tử già trúng thương bên đứa con bị tử nạn.
          Mọi sự cố gắng của gã dường như vô vọng.
          Đám người đứng chôn chân giữa bãi cỏ bất lực lắc đầu nhìn gã. Họ đã không còn hy vọng. Không gian khu trang trại như ngưng lại. Những tiếng thở dài lặng lẽ. Gã áp tai vào ngực thằng bé hồi lâu. Đột nhiên, gã hộc lên một tiếng thật to khiến mấy người giật mình. Hình như gã nghe thấy có tiếng đập nhỏ nhoi rời rạc trong lồng ngực cu Tít. Quả đúng vậy. Sự cố gắng của gã không uổng. Chân tay, mặt mũi thằng bé đã hơi hồng trở lại. Ngón tay nó khẽ động đậy. Đôi môi bợt bạt của nó hơi mấp máy. Rồi thằng bé từ từ mở mắt. Mọi người ồn ào vui mừng. Gã quát:
         - Đưa ngay nó sang bệnh viện cấp cứu!
         Mấy người lập cập ôm thằng bé chạy đi.
         Thằng bé đưa đi rồi, bố mẹ nó mới được đến. Một cô nhân viên định đưa cái cặp sách và đôi dép của thằng bé cho mẹ nó, gã lập tức giật ngay lại. Gã bảo:
         - Bố mẹ không được đụng vào đồ của con! Mà cấm kêu khóc rõ chưa?
         Gã vẫn còn chưa hết lo lắng.
         Đám đông ồn ào bàn tán, mọi người đều thán phục gã Dị Nhân. Một chiếc xe du lịch biển số đỏ rẽ vào trang trại. Bước xuống xe là một vị tướng. Đó là ông nội thằng Tít. Ông đang còn mặc bộ đại lễ phục màu trắng bạc, huân huy chương đeo đầy ngực. Vị tướng chắc đã từng trải qua nhiều trận mạc thế mà lúc này nét mặt vẫn thất sắc. Ông đang dự một buổi gặp mặt bạn chiến đấu ở trạm khách của Bộ Quốc phòng thì nhận được điện thằng cháu đích tôn bị tai nạn. Ông vội vã gọi xe sang ngay khu trang trại sinh thái của anh con trai.
         Mọi người nhao nhao kể lại cho ông tướng nghe chuyện cấp cứu thằng Tít. Ông hỏi:
         - Thế ông Nhân! Ông ấy đâu rồi?
         Lúc này tất cả mới nhớn nhác nhìn quanh. Gã Dị Nhân đi đâu rồi nhỉ! Một cậu thanh niên nhanh nhảu:
        - Cháu vừa thấy bác ấy còn tìm kiếm cái gì ở đây cơ mà?- Ông ấy đã lên ô tô khách đi rồi...
        - Ai đó nói thêm.
        - Cháu tìm thấy cái này ở trong bụi hoa nhài!
        Một người đưa cho ông tướng cái thắt lưng da to bản lủng lẳng con dao lê và chiếc điếu cày bằng nhôm. Đó là những thứ của gã Dị Nhân. Lúc nãy gã đã ném nó trên bờ để lao xuống nước cứu thằng Tít. Gã không tìm thấy nó trước khi bỏ đi. Cầm cái thắt lưng da, ông tướng chợt giật mình khi nhìn thấy chiếc điếu cày nhỏ bằng nhôm. Ông vội dùng vạt áo lau lau chỗ ống điếu két gỉ. Một dòng chữ hiện lên: "QT-1972 Đ.T.N”.
        - Trời ơi anh Nhân! Ông ấy chính là Đồng Thụy Nhân... Ông tướng thốt lên. Cậu thanh niên rụt rè:
        - Mọi người vẫn gọi bác ấy là Dị Nhân…
        - Ông ấy tên là Đồng Thụy Nhân...- Ông tướng xúc động nhắc lại. Ông chỉ vào dòng chữ khắc trên chiếc điếu cày nói:
        - Chiếc điếu cày này làm bằng ống pháo sáng. Dòng chữ khắc trên chiếc điếu chính là "Quảng Trị - 1972- Đồng Thụy Nhân”.
        Ông tướng chưa hết xúc động. Ông bảo:
        - Ông ấy là bạn cùng tiểu đội trinh sát với tôi chiến đấu ở thành cổ Quảng Trị năm bảy hai! Khi tôi bị thương chính ông ấy đã cõng tôi vượt qua bom đạn, hoả lực của địch để chuyển về tuyến sau cấp cứu. Sau này nghe tin ông ấy bị thương nặng, lúc chuyển thương lại bị trúng bom mất tích cứ ngỡ là đã chết, không ngờ ông ấy vẫn còn sống. Mừng quá!
         Ông tướng lập cập mở cái bao da mong tìm được địa chỉ của bạn. Nghe ông giải thích mọi người mới biết cái túi da vuông vuông ấy chính là bao đựng kẹp tiếp đạn của súng CKC. Trong cái bao da chỉ có một gói thuốc lào và mấy tờ giấy bạc. Có một tờ bạc một trăm nghìn đồng mới tinh được lồng trong túi ni-lông dán kín. Cậu thanh niên tìm thấy cái thắt lưng da lúc nãy giải thích:
         - Đây là một trăm nghìn đồng bác ấy được công an thị trấn thưởng kèm theo giấy khen do có thành tích dũng cảm bắt một tên cướp có vũ khí. Bác ấy nói để dành làm phần thưởng đầu năm học mới cho thằng cháu nội học giỏi. Còn hai trăm nghìn đồng này là lương tháng này, sáng nay bác ấy vừa mới lĩnh xong.
         Ông tướng ngạc nhiên:
         - Lương... lương... lương của các cháu ở đây chỉ có hai trăm nghìn đồng một tháng thôi à?
         - Dạ! Không phải ạ! Lương của chúng cháu là ba trăm nghìn một tháng, được nuôi cơm bữa trưa. Tháng nào làm tốt công việc còn được thưởng thêm hai trăm nghìn đồng nữa bác ạ.
         - Thế sao ông Nhân chỉ có hai trăm nghìn đồng?
         Mọi người im lặng. Anh con trai ông giờ mới lên tiếng:
        - Ông ấy để trâu bò vào trang trại phá mất mấy luống hoa nên tháng này bị trừ lương, cắt tiền thưởng...
        - Trừ lương... có ba trăm nghìn đồng mà còn trừ...
        Ông tướng lẩm bẩm. Ông thất vọng nhìn anh con trai. Khi biết ông Nhân còn bị buộc thôi việc thì ông càng buồn hơn. Ông lặng lẽ ra xe. Anh lái xe nổ máy đưa ông sang bệnh viện thăm thằng cháu nội. Cu Tít đã bình phục. Nó đang đòi mẹ cho về để cùng ông Vĩ Nhân đi bắt dế!
        Ông tướng ở chơi với cháu đến cuối chiều thì bảo anh lái xe:
        - Nào ta đi. Sắp tối rồi!
        Anh lái xe định cho xe rẽ về hướng trung tâm thành phố thì ông bảo:
        - Lên đường cao tốc! Ta qua Bắc Ninh.
        - Thủ trưởng định đi đâu ạ?
        - Ta về quê ông Nhân!
        - Nhưng bác ấy có về quê đâu! Lúc nãy mấy cậu ở trang trại nói bác ấy đã đi xe ngược Thái Nguyên để lên vùng Bắc Cạn đào đãi vàng cơ mà.
        - Ta sang Bắc Ninh tìm nhà ông ấy!
        - Thủ trưởng có địa chỉ bác ấy rồi ạ?
        - Chưa! Chỉ còn nhớ mang máng! Hình như quê ông ấy ở Quế Võ, Bắc Ninh...
        - Thế thì tìm làm sao được ạ?
        - Ta cứ về Bắc Ninh, tối nay nghỉ ở thị đội, mai đi Quế Võ, đến hội cựu chiến binh huyện hỏi thăm, may đâu họ có danh sách, địa chỉ...
        Chiếc ô tô lên đến đường cao tốc Nội Bài - Phả Lại thì trời đã tối hẳn. Những ngôi sao lấp lánh phía chân trời xa thẳm. Ông tướng thò tay vào túi áo. Những ngón tay của ông như phải bỏng khi chợt chạm vào tờ giấy bạc của người bạn chiến đấu năm xưa...
Hà Nội 9-2005