Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Truyện dài TRĂNG LẠNH (phần 15)

 

 
         

       TRĂNG LẠNH
          Truyện dài của Trọng Bảo

           Về đến giữa làng, Hừng "thọt" rẽ vào cổng nhà mình. Kim - vợ hắn đang ngồi nạo sắn ở giữa sân. Lợi dụng trăng sáng và để đề phòng máy bay địch nên Kim không thắp đèn vừa đỡ tốn dầu vừa không bị ông đội trưởng sản xuất, công an xóm và dân quân nhắc nhở, phê bình. Kim cặm cụi làm việc như quên cả thời gian. Người phụ nữ nông thôn là thế, suốt ngày quần quật cấy hái ngoài đồng buổi tối về lại hì hục làm mọi công việc nhà đến tận khuya mới chịu nghỉ tay. Nghe tiếng động lịch kịch mở cổng, biết chồng về, Kim cũng không thèm quay lại mà chỉ buông lời đón hỏi vẻ khó chịu:
          - Sao muộn thế mới chịu mò về nhà! Mọi bữa chỉ đến chập tối là hết phiên gác rồi cơ mà?
          Hừng "thọt" cũng không thèm giải thích cho rõ ràng mà chỉ nói lấp lửng cho qua chuyện:
          - Nhiệm vụ quân sự thì bất kể thời gian giờ giấc, sớm muộn hiểu không!
          - Quân sự gì mà quân sự... lại xí sớn, đú đởn với mấy em nữ dân quân trên đồi chứ gì?
          - Liệu hồn đấy. Đừng có mà nhuận mồm, phát ngôn bừa bãi ảnh hưởng đến uy tín của tôi là không được đâu...
           - Ghê quá nhỉ!
           Vợ hắn dài giọng. Hừng "thọt" không thèm nói thêm với mụ vợ lắm điều nữa. Hắn cởi bộ quần áo dài đẫm mồ hôi ném luôn lên cái chõng giữa sân rồi ra luôn cái giếng ở góc sân. Hắn vớ lấy cái gầu múc nước giếng dội ào ào lên người. Cái giếng của nhà Hừng "thọt" nổi tiếng là trong và ngọt mát nhất làng. Thích thật. Hừng "thọt" nghĩ. Mỗi lần đi làm đồng, đi trực chiến hay lên rừng chặt cây, lấy củi về mệt nhọc Hừng "thọt" rất thích được dội những gầu nước mát giếng nhà minh lên người. Nước giếng trong và mát làm cho hắn vô cùng sảng khoái, tiêu biến hết sự vất vả, mệt nhọc. Hừng "thọt" nhớ khi mẹ còn sống bà thường làm tương bằng nước giếng này. Chum tương phơi mưa nắng ở gốc cau ngoài vườn mà cứ ngọt lừ, rau muống non luộc mà chấm thì hết ý. Nghĩ đến đây Hừng "thọt" nuốt nước miếng rồi hỏi vợ:
           - Cơm tối nay có thức ăn gì không?
           - Có...
           Mụ vợ hắn đáp cộc lốc. Hừng "thọt" không thèm hỏi thêm nữa. Hắn thả gầu xuống giếng múc nước. Hắn nhắm mắt dội ào gầu nước lên đầu. Khi hết gầu nước mở mắt ra Hừng "thọt" đã thấy mụ vợ đang đứng lù lù sát ngay bên cạnh. Tay mụ vợ còn cầm con dao gọt sắn sáng loáng ánh lên dưới ánh trăng chiếu nghiêng nghiêng. Hừng "thọt" giật mình hỏi:
          - Ra đây làm gì thế?
          - Kiểm tra...
          Mụ vợ vẫn nói năng cộc lốc. Hừng "thọt" hỏi lại:
          - Kiểm tra cái gì?
          - Kiểm tra cái này này...
          Vừa nói mụ vợ vừa đưa tay túm chặt ngay lấy cái ấy của hắn. Hừng "thọt" bị bất ngờ hoảng hồn định lùi lại nhưng sợ đau, hắn đành hạ giọng vẻ bực bội:
          - Làm cái gì thế! Hai đứa nhỏ nó trông thấy bây giờ!
          - Hai con vịt giời nó đang ở trong khu lán trại sơ tán với ông bà ngoại rồi, nhà cửa tường cao, kín cổng, vắng như nhà ma, có ai đâu mà sợ.
          - Buông ra để tôi tắm cho xong còn ăn cơm, đang đói bỏ mẹ ra đây!
          - Không buông... Tại sao lại ỉu sìu và nhũn nhùn thế này?
          - Vớ vẩn suốt ngày quần quật trên trận địa đang mệt bỏ bố ra đây!
          - Quần quật làm gì với em nào rồi phải không?
          - Đừng có mà nói bừa...
          - Tôi mà biết nhí nhố với em nào là tôi... cắt phăng đi đấy.
Mụ vợ vừa nói vừa giơ con dao nạo sắn lên nhứ nhứ. Thừa cơ mụ ta lỏng tay Hừng "thọt" giằng thoát ra được. Hắn vội lùi ra chỗ góc sân giếng. Hắn chùng bên chân phải bị thọt xuống thủ thế. Mụ vợ nhìn hắn bật cười hi hí:
          - Đùa tý thôi. Sợ rồi à. Thôi tắm táp cho xong đi rồi còn ăn cơm. Hôm nay có món thịt gà! Ông bà ngoại cho đấy.
          Nói xong mụ vợ hắn cầm con dao đi vào nhà. Hừng "thọt" nhìn theo vợ lầu bầu trong miệng rồi lại thả cái gầu xuống giếng múc nước. Hắn tắm vẫn chưa đã. Một lát sau, vợ Hừng "thọt" lại quay ra giếng. Hừng "thọt" hơi lùi lại đề phòng. Kim đưa cho hắn một miếng vuông vuông trăng trắng và bảo:
          - Nhà còn một nửa bánh xà-phòng 72% Liên-xô mới được phân phối đây. Xát xà-phòng vào người thật kỹ thì mới hết bẩn. Chỉ dội nước không người ngợm hôi mù. Quay cái lưng lại đây tôi kì cọ cho.
          Hừng "thọt" ngạc nhiên vì giọng điệu của vợ hắn lúc này sao mà dịu dàng ngọt ngào đến thế, không cộc lốc, cấm cẳn như lúc nãy. Hừng "thọt" chăm chú nhìn vợ. Vợ hắn đã cởi bỏ cái áo gụ mặc khi lao động, chỉ còn khoác trên người cái áo lót đông-xuân mỏng tang màu trắng ngà. Hừng "thọt" thầm nghĩ: "Cũng phải công nhận là vợ mình cũng đẹp và hấp dẫn đấy chứ! Chỉ phải cái là mụ ta hơi đanh đá, cá cày, nói chuyện câu trước câu sau đã nhấm nhẳng, khó chịu và... nhất là cái khoản ấy thì mạnh mẽ quá. Thói đời tốt mái thì chỉ tổ là hại sống thôi".
          Tuy đã là gái hai con nhưng cơ thể Kim vẫn khá gọn gàng, thăn chắc. Bộ ngực Kim vươn cao lồ lộ phủ đầy ánh trăng. Thời còn thiếu nữ vợ hắn đẹp vào loại nhất nhì làng Hạ.
           Hừng "thọt" và Kim thành vợ chồng không phải là do yêu nhau. Khi mới học xong phổ thông, Kim thường mong nhập ngũ thành người chiến sĩ hay đi thanh niên xung phong để được vào tuyến lửa đánh Mỹ-ngụy như các bạn cùng trang lứa. Nhưng ông bố cô lại có ý định khác. Ông bố Kim hứa gả cô cho thằng Hừng con ông Tô vốn là người đã cưu mang cả nhà ông qua trận đói kinh hoàng năm bốn lăm. Kim khóc ròng và dứt khoát không đồng ý. Ông bố khuyên mãi không được liền nổi cáu. Sau khi ra đòn làm con gái tím mặt, chảy máu mũi ông thản nhiên ngồi hút thuốc lào sòng sọc rồi bảo:
          - Ngu! Mày ngu lắm con ạ! Nó thọt nhưng nhờ vậy mà nó không phải nhập ngũ vào bộ đội, không phải vào chiến trường giơ thân ra hứng bom đạn, một sống, hai chết, có đi mà không có về. Lấy nó, nhà cửa đàng hoàng, có vợ, có chồng lo mà làm ăn chả hơn à?
           Nhùng nhằng mãi rồi Kim cũng đành phải thuận theo ý cha mẹ lấy Hừng “thọt” làm chồng. Hai người sống với nhau được ba năm đã có liền hai đứa con gái. Những năm tháng chiến tranh thanh niên nam giới lên đường ra trận hết, Hừng “thọt” trở thành “của hiếm” ở làng Hạ. Hừng “thọt” vào loại đẹp trai, nếu cái chân không bị thọt thì khối cô gái phải lác mắt rồng rắn bám theo…
           Ăn cơm xong, Hừng "thọt" lăn ra cái chõng ngoài thềm nằm nghỉ vẻ rất thỏa mãn. Bữa cơm có thịt gà và cả chút rượu rắn. Hừng "thọt" thấy cơ thể hết mỏi mệt, rưng rưng thư giãn. Khi vợ vừa dọn dẹp rửa bát đũa xong thì hắn cũng ngồi dậy mặc quần áo dài, đeo cái thắt lưng to bản có bao da đựng hộp tiếp đạn vào thắt lưng. Kim thấy thế vội hỏi:
          - Lại định đi đâu thế hả?
          Hừng “thọt” thủng thẳng bảo vợ:
          - Gần sáng mai có một cơ quan trung ương sơ tán về đến xã ra. Trung đội dân quân được giao nhiệm vụ giúp họ vận chuyển đồ đạc, tài liệu, sách vở vào khu lán trại sau làng... Nghe nói toàn những thứ rất quý báu và cực kỳ quan trọng đấy!
          - Nghỉ ở nhà một tối không được à?
          - Nghỉ thế nào được. Cấp trên điểm danh không thấy mặt phê bình chết...
          Vợ hắn cố năn nỉ:
           - Vậy thì đến gần sáng mai hãy đi... những người đi sơ tán họ đã về đến làng đâu?
           - Tôi lên trận địa ngủ cùng anh em dân quân, khi có lệnh là đi luôn cho tiện. Ở nhà không ai gọi, ngủ quên mất…
           Hừng "thọt" vừa nói vừa đứng dậy định đi ra cổng. Vợ hắn vội vã đặt cái rổ đựng bát đũa xuống thềm nhà ào đến bên cạnh hổn hển bảo:
           - Tối nay phải ở nhà có việc quan trọng!
           - Có việc đếch gì mà lại quan trọng hơn nhiệm vụ quân sự hả?
           - Việc... việc... sinh thằng con trai ấy!
           Hừng "thọt" ngạc nhiên:
           - Thằng con trai nào?
           - Thì... thầy Linh đã tính toán ngày giờ rất cẩn thận. Thầy bảo nếu hôm nay mà làm chuyện ấy thì nhất định là sẽ sinh được con trai.
           - Chỉ vớ vẩn... cứ tin mà nghe theo cái lão thầy bói mù tịt ấy khéo rồi lại tòi tiếp ra một con vịt giời nữa đấy.
           - Đúng thế mà... lần này thầy tính toán kỹ lắm...
Hừng "thọt" bực mình:
           - Toàn là những điều nhảm nhí mê tín vớ vẩn… Mà tôi cấm từ nay trở đi tuyệt đối không được đi xem bói, xem toán gì ở cái lão thầy bói mù dở ấy nữa nhé!
           Kim dịu giọng nhỏ nhẹ:
           - Thế cũng được, nhưng tối nay phải ở nhà nhé!
          - Không ở…
          Hừng “thọt” vừa nói vừa đi luôn ra phía cổng. Vợ hắn vội hớt hải đuổi theo. Đến gần cổng, chỗ cây mít mật um tùm Kim được túm tay và ôm chặt lấy chồng. Hừng “thọt” làu bàu:
          - Làm cái gì thế! Buông ra để tôi còn đi làm nhiệm vụ quân sự…
          - Chỉ lúc thôi mà…
          Vừa nói Kim vừa hối hả khởi động cho cả hai người. Hai bàn tay Kim thật ghê gớm và nhanh nhẹn, dạn dĩ. Do vừa uống mấy chén rượu “tráng dương” lúc nãy còn đang lâng lâng khiến Hừng “thọt” bỗng thấy rạo rực hứng khởi, nhất là khi cả cái cơ thể căng tràn sức sống, hừng hực nóng hổi gần như trần truồng của vợ cứ chà sát ấp chặt vào người. Hừng “thọt” đảo người ôm và đẩy vợ ép dựa lưng luôn vào cái gốc cây mít nghiêng nghiêng ngay gần cổng nhà. Kim hổn hển nói:
           - Vợ chồng mình vào trong nhà đi!
           - Không cần… - Hừng “thọt” thì thào.
           Mọi việc diễn ra nhanh hơn mọi lần nhưng Kim lại cảm thấy rất hài lòng. Hừng “thọt” cũng thấy thích thú vô cùng bởi cái tư thế và cảm giác mới lạ. Hắn vừa sửa sang lại quần áo, tìm quanh gốc mít mãi mới thấy cái thắt lưng to bản có hộp đựng đạn. Rồi vừa đeo lại cái thắt lưng hắn vừa đắc ý bảo vợ:
          - Lần này mà có thằng con trai thì đặt luôn tên nó là Mít để nhớ mãi kỷ niệm ở gốc mít ngoài cổng nhà ta đêm nay nhé.
           Kim ỡm ờ:
          - Nhưng nếu vẫn lại con gái thì sao?
          - Thì gọi luôn tên nó là Mịt cho tiện… hì hì!
           Vừa nói, hắn vừa đẩy cánh cổng gỗ bước ra ngoài ngõ. Trăng khuya trong và sáng quá. Xóm làng trông rõ như ban ngày. Hừng “thọt” bước đi trên con đường quen thuộc. Càng đi, hắn càng thấy mình như đang bị hụt hơi, đuối sức dần đi. Hắn dừng lại để thở và ngước nhìn lên bầu trời. Vầng trăng mười bốn căng tròn như khuôn ngực của một người con gái đang độ thanh xuân…

            (còn nữa)                                    Hà Nội, 11-2014  

Nhấn vào đây để đọc: Tiểu thuyết TRĂNG LẠNH của Trọng Bảo
 

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Truyện dài TRĂNG LẠNH (phần 14)

 

 
        
           Sông Phó Đáy mùa nước lũ (ảnh TB
                    

        TRĂNG LẠNH
            Truyện dài của Trọng Bảo

        Hừng "thọt" đang hì hục sửa sang căn hầm nhỏ cách không xa cái nhà hầm trực chiến của trung đội dân quân làng Hạ trên đỉnh Đồi Ma. Căn hầm nhỏ này được mở rộng khoảng hai mét vuông đủ chỗ cho Hừng "thọt" và thằng Nam ngủ nghỉ khi thực hiện nhiệm vụ canh trực phòng không. Hai thằng nam giới trong trung đội dân quân làng Hạ sẽ không còn phải nằm lăn lóc trên nóc hầm hoặc trong ngách hào giao thông như trước nữa. Hầm chìm làm theo kiểu chữ A, nóc hầm đắp đất nhưng được che phủ bằng một lớp lá cọ cẩn thận để khi trời có mưa to nước cũng không ngấm chảy xuống hầm. Hừng "thọt" san phẳng nền hầm lót rơm rạ rồi chải cái chiếc cói rách lên. Thế là thành một cái tổ ấm áp cho hai thằng con trai.
          Hừng "thọt" sửa sang, lót đệm trong căn hầm xong mà thằng Nam vẫn chưa lên thay phiên trực. Trời đã sâm sẩm tối rồi. Hừng "thọt" thấy mệt mỏi. Chân phải của nó đau ê ẩm. Thời tiết mấy hôm nay lại âm u, mưa nhiều, trời ẩm lại nằm trực chiến trong hầm liên tục nên cái chân đau của Hừng "thọt" được dịp hành hạ ông chủ. Hừng "thọt" ngồi trên bờ hào giao thông nhìn xuống phía dòng sông nơi có cây cầu sắt bắc qua con sông Đáy. Hừng "thọt" đoán chắc giờ này lão Vận mới từ nơi sơ tán trở về bến sông để thả lưới, cắm đăng chắn cá. Thằng Nam chắc cũng còn nấn ná chờ lão Vận về để cùng ra sông nên chưa thấy ló mặt lên trận địa. Thằng này ham bắt cá, còn mải chơi. Nhưng cũng nhờ có nó và lão Vận mà trung đội dân quân làng Hạ thường xuyên có các bữa ăn được cải thiện. Thời buổi chiến tranh, bao cấp này mơ cũng chả dám mơ có cá tươi để ăn. Vậy mà cứ cách vài hôm lão Vận lại đem cá lên biếu trung đội dân quân. Lão này vốn là một du kích quân thời kháng chiến chống Pháp. Vợ con lão Vận chết hết sau trận càn Bê-cát-xin của bọn Pháp lên vùng tự do kháng chiến của ta. Khi lão tham gia dẫn đường cho bộ đội chủ lực Đại đoàn 312 đánh trận ở Xuân Trạch trở về thì căn nhà của lão chỉ còn lại là một cái hố bom sâu hoắm. Lão Vận không lấy vợ nữa. Lão sống một mình trong túp lều trên bến sông chở đò sang ngang, kiếm cá bán lấy tiền đong gạo cơm cháo qua ngày. Khi dân quân xây dựng trận địa trên Đồi Ma lão thường mang tôm cá vừa đánh bắt được lên ủng hộ. Thằng Nam thân thiết với lão từ ấy. Nó giúp lão mọi việc. Từ việc sửa sang làm lại túp lều bị lũ cuốn trôi đến việc triển khai công cụ bắt cá trên sông. Nhiều bữa đang làm nhiệm vụ trực chiến nó cũng lủi xuống bến sông với lão Vận. Trung đội trưởng Tình cũng nhắc nhở thằng Nam mấy lần nhưng nó vẫn chứng nào tật nấy. Các chiến sĩ trong trung đội dân quân thì ai cũng ngấm ngầm ủng hộ nó, che dấu cho nó vì họ đều nhận thấy lão Vận có hoàn cảnh khốn khổ nhưng là một người tốt. Lão ấy nghèo nhưng tấm lòng thì không nghèo. Con người lão vẻ khù khờ nhưng tâm trí thì tinh anh. Lão nhẫn nhịn nhưng không khuất phục. Nhờ lão mà trung đội dân quân thường có được bữa ăn cải thiện, có thùng nước sâm rừng uống giải nhiệt mùa hè trực chiến. Có đêm bắt được con cá chép to lão còn nấu nồi cháo cá đem lên trận địa cho anh chị em bồi dưỡng sau buổi tập đêm. Đối với lão Vận, Hừng "thọt" còn có một cái ơn sâu nặng khác nữa mà nó không bao giờ quên.
           Câu chuyện từ những năm năm ba, năm tư. Đó là thời kỳ cải cách ruộng đất. Gia đình Hừng "thọt" ngày ấy vốn là một hộ khá giả ở làng Hạ. Làng Hạ khi ấy lớn và giàu nhất xã Hòa Sơn, gồm hơn một trăm nóc nhà, có hàng trăm mẫu ruộng. Vậy mà trong cải cách chỉ có một địa chủ Bân bị đưa ra đấu tố. Địa chủ Bân ngày ấy có cả trăm mẫu ruộng, mấy đàn trâu bò, gia súc. Người ăn, kẻ ở làm thuê nhung nhúc. Nhưng làng Hạ lớn thế tại sao lại chỉ có mỗi một tên địa chủ. Do không đủ tỷ lệ theo quy định của đội cải cách ruộng đất nên các cốt cán phải tiếp tục vận động, hướng dẫn nông dân thi đua phát hiện thêm bọn địa chủ chuyên bóc lột nông dân làng Hạ để đấu tranh, loại bỏ tận gốc giai cấp thống trị, áp bức chuyên bóc lột đến tận xương tủy dân nghèo. Vậy là ông bố của Hừng "thọt" nhanh chóng lọt vào danh sách bọn địa chủ bóc lột vì ông có đến mấy mẫu ruộng, bốn mẫu rừng lá cọ và gần hai chục con trâu bò. Những thứ tài sản này đều do các cụ để lại và ông làm nghề dạy học, gõ đầu trẻ, gia đình làm lụng gom góp mãi mà có, không phải do bóc lột, lừa đảo trấn cướp của nông dân như địa chủ Bân. Nhưng điều đó không quan trọng. Ngày ấy cứ giàu có tức là áp bức, bóc lột, là có tội ác với tầng lớp bần cố nông. Người ta không truy tìm nguồn gốc của cải (vật chất) mà chỉ xác định bản chất của nó trên quan điểm giai cấp mà thôi. Ông bố bị bắt đưa đi đấu tố liên miên rồi nhận án tử hình chờ dẫn ra pháp trường. Tài sản nhà cửa, rộng đất, trâu bò bị tịch thu hết để chia cho các đối tượng bần cố nông, mẹ con Hừng "thọt" phải đưa nhau ra bãi sông dựng lều ở tạm. Khi ấy Hừng mới lên bảy tuổi. Tài sản, thóc lúa bị tịch thu hết nên hai mẹ con Hừng sống lay lắt qua ngày. Không còn ruộng đất, bà mẹ Hừng phải lên rừng đào củ mài, kiếm củi khô ra chợ bán bán lấy vài đồng đong gạo, mua sắn tươi. Hừng bỏ học để giúp mẹ. Ngày ngày, nó đeo cái giỏ ra cánh đồng mò mẫm bắt cua, bắt ốc.
           Buổi trưa hôm ấy, Hừng lúi húi móc cua trên cánh đồng mới cấy. Buổi trưa mùa hè cánh đồng không một bóng người. Nắng mùa hạ khiến mồ hôi nó túa ra ướt đầm trên mặt. Nó giơ cánh tay lấm đầy bùn lau cho đỡ cay mắt. Giỏ cua đã nằng nặng. Hừng vừa định bước lên bờ để về túp lều nơi bãi sông thì nghe có tiếng người nhốn nháo. Nó nhét con cua cuối cùng vào cái giỏ rồi ngước lên nhìn. Có một toán người tay cầm gậy gộc hò hét vẻ hùng hổ đang lao đến chỗ thằng Hừng. Không hiểu là có việc gì, Hừng vội bước lên bờ ruộng. Toán người ào đến vây quanh nó. Một người hỏi:
          - Mày đang làm gì đấy?
          - Cháu... cháu bắt cua ạ!
          - Bắt cua hay là đang "thả sâu" để phá hoại lúa của dân làng hả?
          Thằng Hừng ngơ ngác:
          - Cháu không thả sâu bọ gì đâu ạ!
          - Không là thế nào! Mày còn định cãi hả?
          - Đánh bỏ mẹ nó đi! Nó là quân phản động, đồ địa chủ ác bá chuyên bóc lột nông dân đến tận xương tủy, lại còn rắp tâm phá hoại mùa màng, sản xuất... Mày... mày định làm cho cả làng mất mùa, chết đói hả?
           Một người khác hét lên vẻ căm phẫn. Thằng Hừng hoảng hốt lùi lại.
           Nó vấp vào một mô đất ngã dúi dụi xuống bờ ruộng. Cái nón mê rách bay khỏi đầu. Mặt mũi nó nhem nhuốc tại đi vì sợ hãi. Khi nó chưa kịp đứng dậy thì bị luôn một gậy vào đầu choáng váng sa sẩm cả mặt mũi. Nó mếu máo cố van xin đám người quá khích tha mạng. Nhưng ai mà thèm nghe lời giải thích lằng nhằng của nó - một thằng con đẻ của một tên địa chủ ác bá sắp bị bắn giờ bị bắt quả tang đang đi "thả sâu" phá hoại lúa của nông dân. Họ lao vào phang gậy, đấm đá thằng Hừng túi bụi. Thằng Hừng ôm đầu ngã lăn xuống ruộng lúa. Quần áo nó tả tơi, người bê bết bùn đất. Cái giỏ cua nó đeo ở bên sườn đứt dây văng bung ra. Những con cua đồng vàng ruộm lồm cồm bò ra khỏi cái giỏ lăn vội xuống ruộng lúa thoát thân.
           Thằng Hừng bị đánh ngã gục úp mặt xuống ruộng lúa.
           Thấy thằng Hừng nằm im toán người đi bắt kẻ "thả sâu" phá hoại mùa màng dừng tay. Họ hả hê kéo nhau trở về làng. May đúng lúc ấy lão Vận có việc vào làng đi tắt ngang qua cánh đồng nghe thấy tiếng ồn ào vội vã chạy đến khi toán người đã bỏ đi. Lão thấy thằng Hừng đang sặc nước giẫy giụa. Vứt vội xâu cá lão Vận lao đến bế xốc thằng Hừng lôi nó lên trên bờ ruộng. Chỉ chậm một chút nữa thôi nếu mà không có người đến kịp thì thằng Hừng sẽ sặc nước, ngạt thở mà chết. Lão Vận cởi ngay cái áo đang mặc lau chùi mặt mũi bê bết bùn và máu cho thằng Hừng. Thằng Hừng vẫn lả người mềm oặt. Lão đặt thằng Hừng nằm xuống bờ ruộng rồi ghé miệng hút bùn nước trong miệng cho nó. Khi thằng Hừng đã thở được bình thường lão Vận liền cõng nó chạy ra phía bãi sông. Lão Vận không biết là thằng Hừng đã bị đánh gãy chân. Khi ra đến túp lều ngoài bãi thằng Hừng tỉnh lại đau đớn kêu la lão mới biết là chân phải nó đã bị gãy. Lão Vận dặn bà mẹ thằng Hừng trông con rồi vội đi tìm thầy, tìm thuốc. Nhưng ông thầy lang nổi tiếng khắp vùng về chữa gãy xương bằng thuốc nam ở làng Thượng không dám đến tận nhà để nắn và bó nẹp cái chân gãy cho thằng Hừng. Ông ta sợ sẽ liên lụy đến bọn địa chủ phản động đang bị đấu tố. Ông chỉ dặn dò lão Vận cách bó nẹp chân và cho thuốc để đem về chạy chữa cho thằng Hừng. Vì thế hai đầu đoạn xương gãy bên chân phải của thằng Hừng bị lệch nhau. Khi xương liền khỏi hẳn thì việc đi lại của nó rất khó khăn và tập tễnh. Cái tên Hừng "thọt" là đám trẻ con chăn trâu đặt cho nó thành danh từ ấy.
           Sau này, khi cấp trên có chủ trương "sửa sai" việc cải cách ruộng đất bố thằng Hừng được hạ thành phần xuống là tầng lớp trung nông, không tham gia bóc lột. Nhà nó không còn là gia đình địa chủ ác bá nữa. Bố nó đang đi tù dở trở về làng sau đó còn được tặng thưởng huân chương vì đã có công ủng hộ thóc gạo và tích cực tham gia kháng chiến. Hai mẹ con Hừng "thọt" từ túp lều ngoài bãi sông dọn trở về ngôi nhà gỗ lim giữa làng. Ruộng đất, đồi cọ, trâu bò người ta trả lại một phần cho nhà nó, sau này được công hữu trở thành tài sản chung của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Hòa Sơn. Bố mẹ được phục hồi danh dự, duy có cái chân phải của thằng Hừng thì không trở lại được như cũ nữa. Nó mãi mãi phải đi đứng theo kiểu "chấm phảy" với biệt danh Hừng "thọt".
           Hừng "thọt" xung phong vào trung đội dân quân thường trực làng Hạ. Nó hiểu khi chiến tranh xảy ra thì chẳng ai thoát khỏi cái vòng kim cô của cuộc chiến ấy. Nó không phải vào bộ đội ra mặt trận đạn bom ác liệt đã là may lắm rồi. Hừng "thọt" được khen ngợi vì có tinh thần dũng cảm. Đó chính là hôm vị phái viên quân sự tỉnh Lê Thanh Tục về kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu ở trận địa Đồi Ma. Hôm ấy suốt cả buổi phải cơ động rồi đứng trong đội hình nghe phổ biến tình hình rồi nhận xét kết quả kiểm tra nên cái chân phải bị tật của Hừng "thọt" tê cứng khiến nó như sắp bị ngã lăn ra đất. Khi chiếc máy bay Mỹ lao vút qua rồi thả hai quả bom xuống bãi sông khiến các thành viên đoàn kiểm tra và dân quân chạy tán loạn. Hừng "thọt" do chân bị đau mỏi quá không chạy được đành lăn ào xuống chỗ khẩu 12ly7. Giữa lúc đó lại nghe xã đội trưởng và trung đội trưởng hô chuẩn bị bắn máy bay địch, Hừng "thọt" liền nhỏm ngay dậy cố gượng lê đến ôm lấy khẩu súng làm thao tác lên đạn. Mãi một lúc sau, các xạ thủ nữ khác mới từ trong hầm trú ẩn chui ra chỗ khẩu 12ly7 để triển khai chuẩn bị chiến đấu. Sau bận ấy, Hừng "thọt" được chỉ huy trung đội dân quân và ban chỉ huy xã đội biểu dương về một tấm gương tinh thần dũng cảm chiến đấu. Hừng "thọt" gượng gạo vì nó nghĩ là mình chưa thật xứng đáng. Nhưng rồi sau đó nó còn thấy buồn hơn vì cuộc sống thời chiến đang có nhiều điều thật-giả, đen-trắng lẫn lộn như thế...
           Mãi gần tám giờ tối thằng Nam mới lò mò từ bến sông lên trận địa. Hừng “thọt” vội bàn giao ca gác cho thằng Nam rồi tập tễnh trở về làng.
           Làng Hạ im lìm ở cuối cánh đồng. Những ánh đèn chai phòng không le lói, đủ sáng mà không hắt lên bầu trời. Làng vắng tiếng trẻ con nô đùa, chỉ có những tiếng người lớn thỉnh thoảng gọi nhau và tiếng đập lúa thình thịch ở sân kho của đội sản xuất trong đêm trăng suông. Dọc con đường làng vắng vẻ những hàng cau cao vút lên lưng trời trông giống như những người lính đang đứng gác, nghiêm trang và cảnh giác.

          (còn nữa)                                  Hà Nội, 11-2014 

 
             Nhấn vào đây để đọc: Tiểu thuyết TRĂNG LẠNH của Trọng Bảo
     

Truyện dài TRĂNG LẠNH (phần 13)


 
          

      TRĂNG LẠNH
        Truyện dài của Trọng Bảo

        Xã đội trưởng Phạm Bản bị cấp trên và lãnh đạo xã nhắc nhở về trách nhiệm chưa cao đối với công tác quân sự của xã Hòa Sơn nói chung và về chất lượng huấn luyện dân quân nói riêng. Anh biết nguyên nhân mình bị đánh giá thấp chính từ những nhận xét của phái viên quân sự về buổi kiểm tra công tác phòng không nhân dân bữa trước. Anh không có phản ứng gì mà chỉ thấy buồn cho sự đời. Anh cũng không bị bất ngờ khi chức phó chủ tịch xã thuộc về kỹ sư Hiến, người vừa mới được hạ phóng về Hòa Sơn. Hôm công bố quyết định bổ nhiệm chức phó chủ tịch mới, chủ tịch xã Trần Khuông kéo Phạm Bản ra chỗ vắng vỗ vai anh động viên:
         - Thôi ông đừng buồn. Cấp trên giải thích việc chưa bổ nhiệm chức phó chủ tịch kiêm xã đội trưởng là để ông chuyên tâm vào nhiệm vụ huấn luyện và chiến đấu. Sắp tới tình hình chiến sự sẽ căng thẳng hơn nữa đấy. Bọn Mỹ bị thua đau ở miền Nam sẽ tăng cường đánh phá ra miền Bắc rất ác liệt. Chúng nó tuyên bố là sẽ đưa miền Bắc ta trở về thời kỳ đồ đá đấy! Nhất định ông và đơn vị dân quân xã ta sẽ lập được chiến công, khi ấy mọi sự đánh giá sai lệch sẽ qua đi thôi. Tôi luôn tin ở ông đấy.
          Phạm Bản cố gượng cười:
          - Anh không phải động viên. Tôi cũng từng là một người lính mà.
          Chủ tịch xã Trần Khuông gật gù. Ông vẫn luôn tin và ủng hộ Phạm Bản. Nhưng trong ban lãnh xã đạo ông chỉ là thiểu số. Một lá phiếu ủng hộ của ông chả có nghĩa lý gì đối với một tập thể ban chấp hành. Việc kỹ sư Hiếu trở thành phó chủ tịch xã Hòa Sơn ông cũng đã lường trước được nhưng vẫn bị bất ngờ. Vì hôm bỏ phiếu tín nhiệm chức phó chủ tịch xã ông không ngờ xã đội trưởng Phạm Bản chỉ được duy nhất có một phiếu, chiếm gần không phảy năm phần trăm. Lá phiếu lẻ loi cô độc đó là của ông. Tất cả các ủy viên ban chấp hành đều bỏ phiếu cho kỹ sư Hiến, chỉ có mình ông là không. Hóa ra, họ đều đã được ông chủ tịch huyện có lời ủy thác trước rồi. Chủ tịch xã Trần Khuông động viên Phạm Bản nhưng trong lòng ông cũng thấy buồn. Ông thấy tiếc cho Phạm bản, một người có năng lực nhưng không được lãnh đạo đánh giá đúng, thậm chí còn thiếu tin tưởng. Ông cố giấu tình cảm của mình và hy vọng Phạm Bản sẽ vượt qua được cú sốc này để tiếp tục thực thi nhiệm vụ trong lúc chiến tranh nước sôi lửa bỏng này. Khi Phạm Bản chào ông chủ tịch để đi kiểm tra trận địa phòng không thì chủ tịch xa mới chợt nhớ ra. Ông nói với Phạm Bản:
          - Trên thông báo là sắp tới sẽ một số cơ quan trung ương sơ tán về xã ta. Ông chuẩn bị kế hoạch bảo vệ và huy động lực lượng dân quân giúp họ nhé!
         - Vâng ạ!
          Chủ tịch xã dặn thêm:
          - Đây toàn là các cơ quan văn hóa, nghệ thuật trung ương như thư viện quốc gia, bảo tàng lịch sử. Họ có rất nhiều tài sản, hiện vật, tài liệu, sách báo quý nên công tác bảo vệ cần phải hết sức cụ thể, chu đáo đấy!
         - Báo cáo chủ tịch tôi đã rõ rồi ạ!
          - Vậy thì ông đi đi…
          Xã đội trưởng Phạm Bản đi về phía trận địa phòng không Đồi Ma. Đã gần trưa. Người đi làm đồng đã bắt đầu đưa trâu bò, đem nông cụ từ ruộng tản vào các khe núi, lũy tre và các tán cây để tránh nắng và tránh máy bay Mỹ. Sắp đến giờ cao điểm máy bay Mỹ hoạt động. Trên cánh đồng làng Hạ và trên con đường quốc lộ 2C vắng tanh. Một số người có công việc cần kíp phải đạp xe đi lại thì được các chốt dân quân trên dọc trục đường giao thông nhắc nhở là khi có tiếng máy bay, có kẻng báo động thì phải nhanh chóng chạy xuống ngay các hầm trú ẩn cá nhân đào sẵn chi chít ở hai bên đường. Một số người mặc quần áo màu sáng được yêu cầu dừng lại bẻ lá ngụy trang kín người rồi mới được đi tiếp. Thỉnh thoảng, trên trục đường có những chiếc xe quân sự của bộ đội cắm đầy cành lá cây xanh rì rì qua lại. Một đơn vị bộ đội đang hành quân trên đường, ba lô súng ống lỉnh kỉnh. Họ hành quân bộ về phía thị xã vừa luyện tập vừa để lên tàu vào Nam chiến đấu. Phạm Bản nhìn theo những người lính trẻ thầm nghĩ lẽ ra thì anh cũng có mặt trong đội hình ấy vào miền Nam đánh giặc nếu không xảy ra vụ việc ở đồi sim năm nào. Anh chợt nhớ tới Lê Thanh Tục. Sau bận về kiểm tra công tác phòng không tại xã Hòa Sơn năm ngoái anh không gặp lại hắn lần nào nữa. Hồi đầu năm nay lên tỉnh dự lớp quán triệt nhiệm vụ quân sự tại tỉnh đội ánh cũng không gặp Lê Thanh Tục. Hắn vẫn công tác ở ban dân quân tỉnh đội nhưng không muốn xuất hiện tại lớp tập huấn. Có lẽ hắn ngại chạm trán Phạm Bản sau lần về kiểm tra công tác phòng không nhân dân tại xã Hòa Sơn vì quá sợ hãi khi máy bay Mỹ ném bom mà nhảy vào ngách hầm đạp vỡ cái nồi đất đựng nước tiểu của chị em dân quân xã Hòa Sơn trên Đồi Ma.
          Nhưng cũng từ sau lần ấy xã đội trưởng Phạm Bản đâm ra mâu thuẫn với vợ. Không hiểu có phải là do Lê Thanh Tục tung ra tin gì về thời gian Phạm Bản tại ngũ hay không mà Nhiên- vợ anh sinh ra lắm chuyện. Chị thường xuyên xét nét chồng, nhất là những khi anh đi sớm, về muộn. Mà công việc của Phạm Bản lại cứ phải thường xuyên đi sớm về muộn như thế. Vợ Phạm Bản là một người hay ốm yếu lại ít học. Chị không tham gia công tác xã hội, quanh năm ở nhà làm ruộng, nuôi con. Đi làm hợp tác xã chị cũng ít quan hệ, giao lưu chuyện trò với bà con trong đội sản xuất, hết buổi làm đồng là về nhà quanh quẩn với con lợn, đàn gà và đứa con gái đang học lớp hai. Phạm Bản lấy vợ cũng là do chuyện hứa hôn của hai ông bố là vệ quốc quân cùng đơn vị đánh trận mãi tận Điện Biên Phủ năm nào. Vợ Phạm Bản quê ở miền xuôi nên lên vùng trung du đồi núi làm dâu có nhiều cái chưa thật quen với thung thổ ở đây. Phạm Bản cưới vợ sau khi về xuất ngũ. Chuyện của anh với Ngọc anh không quên nhưng thời chiến mỗi người mỗi nơi sợi dây tình cảm lâu cũng nhạt nhòa. Ngọc chuyển vào tuyến lửa có tin đồn trúng bom hy sinh trên tuyến đường Trường Sơn. Giữa lúc ấy thì ông bố anh gặp lại đồng đội cũ. Người đồng đội của bố anh đưa gia đình từ miền xuôi lên quê anh sơ tán. Câu chuyện "hứa hôn" của hai người cha từ thời tám hoánh nào được khơi lại. Thế là Phạm Bản và Nhiên nên vợ chồng. Lấy nhau được hai năm thì đứa con gái ra đời. Vợ anh sau lần sinh con đâm ra ốm đau thường xuyên không làm được các việc nặng nhọc. Khi ấy Phạm Bản được bổ nhiệm chức xã đội phó. Nhiên không quan tâm đến công việc của chồng, chị chỉ chăm lo đến chuyện gia đình. Chị cũng không biết đến những chuyện đã xảy ra trong thời gian anh ở trong quân ngũ. May mà thời Phạm Bản còn ở trong quân ngũ lúc phải ra quân anh có một ông cán bộ đại đội phụ trách đơn vị sản xuất rất tốt. Ông rất thông cảm với Phạm Bản. Lúc anh phải về phục viên ông đã không ghi vào lý lịch của Phạm Bản những điều bất lợi cho anh sau này. Vì thế ở xã cũng không ai biết rõ những chuyện của anh thời quân ngũ. Chủ tịch xã Trần Khuông cũng là một người tốt. Ông không quan tâm nhiều đến quá khứ mà nhìn nhận cán bộ ở hiện tại. Do đó ông đã nâng đỡ Phạm Bản rất nhiều. Anh được như ngày hôm nay chính là nhờ sự nâng đỡ của chủ tịch xã Trần Khuông. Xã đội trưởng Phạm Bản đang hy vọng tiến tới thì xảy ra chuyện kiểm tra công tác phòng không ở trận địa Đồi Ma, sau đó là việc trượt mất chức phó chủ tịch xã và bây giờ là chuyện vợ anh "giở chứng" ghen tuông. Rất có thể chị đã nghe phong thanh được câu chuyện phong tình của chồng từ thời anh còn tại ngũ. Thói đời là vậy. Ớt nào mà ớt chẳng cay. Chỉ có điều hơi bất công là Nhiên đã ghen cả với quá khứ đã lùi xa của chồng. Tối hôm qua, Phạm Bản vừa về đến nhà đói mềm cả người mà bếp vẫn lạnh tanh. Anh hỏi:
          - Cơm canh thế nào rồi mà bếp lạnh tanh thế? Tôi đói lắm rồi.
           Nhiên mặt nặng mày nhẹ:
           - Tưởng anh đã ăn cơm với các cô dân quân trên Đồi Ma rồi!
           - Làm gì có cơm mà ăn!
           - Trên ấy lúc nào mà chả có cơm, có khi còn có cả phở nữa... mà anh lúc nào chả thích phở!
           - Chỉ vớ vẩn, dọn cơm ra đi.
           - Hôm nay tôi không nấu cơm.
           - Thế con bé ăn gì, mà nó đâu rồi?
           - Nó ở với ông bà ở nơi sơ tán...
           Vợ anh nói xong bưng nồi cám lợn đi mất. Con lợn nái và đàn lợn con mới đẻ chị nhốt dưới căn hầm đào ở góc vườn để tránh bom. Phạm Bản đành lần mò xuống bếp. Anh sờ soạng trong bóng tối tìm kiếm. Có một nồi sắn luộc còn vài khúc chỏng trơ trên nóc chạn. Phạm Bản ăn vài miếng sắn luộc đắng ngắt rồi ngả lưng ra cái chõng ở góc sân nghỉ một lát. Quá nửa đêm anh còn phải ra bãi sông theo dõi dân quân và dân công san lấp, mở bến phà để sẵn sàng phòng khi máy bay đánh sập mất cây cầu sắt thì xe pháo quân sự vẫn qua sông Đáy được. Phạm Bản hiểu rằng trong thời chiến như thế này một cán bộ quân sự như anh ít có thời gian nghỉ ngơi. Anh mong muốn gia đình mình luôn êm thấm để trở về sau mỗi khi mết nhóc, vậy mà... Nhiên vẫn đi đi, lại lại làm việc nhà, chị chẳng nói năng nửa lời lặng lẽ như một bóng ma.
            Phạm Bản mở chiếc đài bán dẫn để nghe tình hình chiến sự. Đài cũ, pin yếu, tiếng phát thanh viên lúc to, lúc nhỏ ọ ẹ được một lúc rồi lịm dần.

                (còn nữa)                                                                      Hà Nội, 11-2014

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Truyện dài TRĂNG LẠNH (phần 12)

 

 


          TRĂNG LẠNH
               Truyện dài của Trọng Bảo

          Đêm nay trăng sáng quá. Đã qua mùng mười âm lịch, mảnh trăng tuy chưa thật tròn nhưng đã mọng căng. Ánh trăng chảy xuống một miền quê, lấp lánh trên mái nhà, trên ngọn tre và trên những sườn đồi cây lá cọ xanh thẫm.
          Dòng sông Đáy đêm về vẫn mải miết chảy giữa một vùng ngập tràn ánh trăng thanh, long lanh một màu sáng bàng bạc dưới chân dãy núi Tam Đảo hùng vĩ.
          Làng Hạ về đêm thêm vắng lặng. Cái tĩnh lặng, thấp thỏm, lo âu của một đêm chiến tranh. Những ngôi nhà đóng cửa im lìm, không có đèn đóm gì. Một số người thức khuya đan lát hoặc xay giã gạo, nạo sắn để phơi thường hì hụi làm đưới ánh trăng, không đốt đèn đuốc để đề phòng máy bay địch. Nhiều gia đình có người già, con nhỏ thường bỏ nhà cửa, ở luôn cả ngày lẫn đêm tại khu lán trại sơ tán trong rừng sâu cho yên tâm. Chiến tranh bom đạn thường không có mắt, chả biết thế nào. Nhà cửa, tài sản phó thác tất cả cho dân quân trông coi. Mà tài sản của người nông dân miền quê trung du nghèo cũng chẳng có cái gì đáng giá ngoài căn nhà nhỏ lợp lá cọ. Vì thế, cùng với nhiệm vụ trực chiến đấu đánh trả máy bay địch trên trận địa mỏm Đồi Ma, trung đội dân quân làng Hạ còn có nhiệm vụ tuần tra bảo vệ xóm làng, phòng gian bảo mật.
           Chị Nhân lặng lẽ khoác súng đi dọc con đường từ đầu làng đến cuối làng. Vừa đi chị vừa chú ý quan sát phát hiện những dấu hiệu khả nghi. Cứ khoảng hai tiếng một lần chị đi tuần quanh làng như thế. Một đêm là đúng ba vòng. Những lần trước có cái Liên, hai chị em vừa đi tuần tra vừa rì rầm đủ chuyện. Đêm nay chỉ có một mình, chị Nhân chợt cảm thấy cô đơn và hơi lạnh lẽo. Chị thập thõm bước trên con đường làng dày những vết chân trâu. Dù đã sang đầu mùa xuân nhưng ở miền núi khi đêm về trời vẫn còn rất lạnh. Lúc đi qua nhà thằng Xuyên đã quá nửa đêm, chị Nhân dỏng tai lên nghe ngóng. Nhưng ngôi nhà nhỏ cuối làng của thằng Xuyên cũng im lìm như nhiều ngôi nhà khác. Không biết giờ này cái Liên và thằng Xuyên đang ngồi tâm sự với nhau ở đâu.
           Lần thứ ba chị Nhân đi hết một vòng quanh làng thì trời đã gần sáng.
          Tiếng gà gáy đổ dồn khắp làng. Mặt trăng đã tụt xuống khuất dãy núi phía sau làng. Ánh trăng tàn lụi. Bóng tối từ trong khắp hang hốc, bờ bụi ùa ra tràn khắp các ngõ xóm trước khi bình minh lên. Chị Nhân xách súng rẽ vào ngõ cổng nhà mình. Trong nhà, bố mẹ chị đã lịch kịch dậy để chuẩn bị lên nơi sơ tán. Chị Nhân vừa qua chỗ cầu ao thì cái Liên nhô ra ôm chầm lấy. Chị Nhân giật mình mắng:
           - Mày làm tao hết cả hồn. Tưởng là ma…
           - Chiến sĩ dân quân gì mà lại yếu bóng vía, nhát gan quá thế hả?
           Cái Liên cười khúc khích. Chị Nhân hỏi:
           - Có đúng là mày là người hay là… ma đấy! Sao mà người ngợm mày lạnh tanh thế này hả?
           - Thì… - Cái Liên lúng búng trong miệng: - Thì… suốt cả đêm ngồi ngoài đồi gội gió, phơi sương thì làm gì mà chả lạnh.
           - Thế bây giờ nó ở đâu rồi?
           Chị Nhân lại tò mò hỏi. Cái Liên nhấm nhẳng:
           - Hắn đi rồi, từ lúc hơn ba giờ sáng. Bây giờ có lẽ đã lên đến phố huyện, không chừng gặp chuyến xe ca, hoặc đi nhờ được xe tải quân sự của bộ đội có khi đã về đến thị xã rồi cũng nên.
           - Thế à…
           Cái Liên nói thêm:
           - Hắn nói phải đi thật sớm để còn kịp chuyến tàu xuôi. Về đến Hà Nội chuyển tàu kịp đêm nay vào đến ga Ninh Bình để bốc hàng và trở về đơn vị luôn.
          - Thế… - Chị Nhân định hỏi thêm nhưng thấy ngài ngại.
          Cái Liên buông tay chị Nhân và dặn:
          - Em về rửa mặt, thay quần áo, lấy súng rồi hai chị em mình lên trận địa ngay nhé!
          - Ừ…
          Chị Nhân cảm thấy hơi hụt hẫng. Chị bước vào trong sân nhà mình. Bố mẹ chị đã quẩy quang gánh đang đi ra cổng. Họ đi sớm để lên chỗ sơ tán rồi ra bãi nương gần đấy cuốc đất trồng sắn luôn.  Mẹ chị dặn:
          - Có mấy khúc sắn vừa mới luộc để ở trong chạn ấy.
          - Vâng, bố mẹ cứ đi đi ạ! Trời trong thế này sáng ra là máy bay Mỹ nó bắt đầu bắn phá đấy.
          Bố mẹ chị vừa đi được một lúc thì cái Liên ào đến. Chị Nhân và cái Liên khoác súng, đeo túi đựng vài thứ lặt vặt để tranh thủ khâu vá đan len rồi đi lên trận địa Đồi Ma thay ca trực chiến và canh gác phòng không ban ngày. Hai người leo lên đến đỉnh đồi thì trời sáng hẳn. Chị Nhân và cái Liên nhận bàn giao xong mà thằng Nam vẫn chưa thấy mặt mũi đâu. Thằng này chắc là cả đêm qua ở ngoài sông Đáy cùng với lão Vận cắm đăng chắn cá. Còn quá sớm, cái Liên kéo chị cùng lăn ra cái sạp nứa dưới nhà hầm. Cái Liên ôm chị Nhân thật chặt, miệng thì rên hư hư vẻ mãn nguyện. Chị Nhân ngạc nhiên, sao bây giờ người nó lại nóng rừng rực thế này, khác hẳn với lúc ban nãy thì lạnh tanh như ma. Chị Nhân ra vẻ nghiêm túc:
           - Mày với thằng Xuyên đêm qua ở đâu, làm gì. Khéo mà lại bị làm sao thì… chết đấy em ạ!
           - Chị yên tâm đi. Mà chị quên rồi à?
           - Quên cái gì?
           - Thì là mấy ngày hôm nay đến kỳ hàng tháng em “kéo cờ trắng”. Vậy nên an toàn tuyệt đối rồi bà chị ơi!
           - Ờ, đúng rồi.
           Chị Nhân chợt nhớ ra những ngày trong chu kỳ hàng tháng của cái Liên. Cái Liên cười nắc nẻ bảo:
           - Hắn cứ năn nỉ đòi mãi… Em nói đang bị… không cho được vậy mà hắn không chịu tin, vừa lăm le thò tay vào… phải rút vội ra ngay như chạm vào lửa ấy.
           Chị Nhân thấy cái Liên khe khẽ thở dài. Nhưng rồi nó lại nhẩn nha kể tiếp:
           - Nhưng hắn làm xây sát hết cả... ngực em rồi đây này.
           Cái Liên ngồi nhổm dậy ngó lơ ra ngoài xem có ai không rồi mở cúc áo ngực cho chị Nhân xem. Bộ ngực của cái Liên trắng hồng và vênh lên như hai ngọn măng rừng. Chị Nhân thấy hình như hơi bị xây xát chút ít và còn có cả dấu răng in trên gò ngực trái của nó. Khép lại ngực áo, cái Liên bảo:
          - Em dọa, hắn mạnh tay quá nó mà vỡ ra hoặc méo mó đi là không đền được đâu. Nhưng hắn mặc kệ. Tay hắn khỏe, cứng rắn và tham lam quá đi…
           Nghe cái Liên kể chuyện của nó, chị Nhân cũng chợt thấy râm ran cả người. Chị vụt nhớ đến chuyện thằng Thứ hôm buổi sáng cùng đi làm bèo hoa dâu trước khi nó lên đường nhập ngũ. Chị chợt thở dài. Mãi chị mới nói:
           - Thế mà tao cứ lo cho mày mãi. Lần này mà lại có thế nào thì nguy…
           - Em chả sợ và chị cũng đừng lo… Em chỉ hơi buồn là lại bị “kéo cờ trắng” đúng khi hắn được về tranh thủ thăm nhà. Hắn nói lần này nhận hàng xong là cả đơn vị sẽ hành quân vào miền Nam luôn. Vào trong ấy ầm ầm bom đạn thế thì biết có còn sống mà trở về được nữa hay không hả chị?
           Chị Nhân chép miệng:
           - Chiến tranh ác liệt thế này chả biết trước thế nào đâu!
           Im lặng một lát, cái Liên lại thủ thỉ:
           - Nhưng mà… em cũng không tiếc… chính lần này vì… vì… thế mà em mới biết nó như thế nào chị ạ.
           - Biết cái gì?
           Chị Nhân ngơ ngác hỏi lại. Cái Liên hơi đỏ mặt nhưng với chị Nhân thì nó chả dấu diếm chuyện gì:
           - Thì biết... cái của… con trai ấy…
           Chị Nhân thấy tim mình như ngừng đập. Chị cố nén để không thở mạnh. Chị vừa cảm thấy sợ hãi nếu cái Liên kể tiếp, lại vừa thấy lo lo nếu nó không nói nữa. Mặc dù chẳng có ai xung quanh nhưng cái Liên vẫn ghé tai chị thì thầm: “Những lần trước em sợ quá cứ nhắm tịt mắt lại nên chẳng biết nó như thế nào. Lúc mở mắt ra thì mọi chuyện đã xong xuôi hết cả rồi. Lần này ngồi với nhau suốt đêm trên đồi vắng dưới ánh trăng sáng rõ như ban ngày, hắn lại cứ bắt em… cầm mãi trong tay nên em thấy rõ hết…". - Cái Liên ngừng lại một lúc rồi làm ra vẻ bí mật nói tiếp: "Nó… nó có phần đầu giống như cái mu con rùa con ấy… hi… hi…”.
            Chị Nhân cố nín thở…
            Câu chuyện của cái Liên còn chưa hết thì có tiếng chân người đang lịch bịch leo lên dốc. Hai người cùng nhỏm dậy nghển cổ ngó xuôi phía chân đồi. Thằng Nam mình trần, cái quần dài đang mặc ướt đẫm, cái áo vắt trên vai tay xách một sâu cá nặng đang hùng hục đi lên. Chị Nhân nuốt nước bọt và thấy hơi tiêng tiếc vì câu chuyện của cái Liên bị dang dở. Cái Liên nháy mắt rồi nói nhỏ với chị Nhân:
            - Lần này hắn có vào miền Nam chiến đấu gian khổ thì cũng yên tâm rồi chị ạ! Đêm hôm qua em cũng đã làm cho hắn được toại nguyện để vui vẻ lên đường rồi… Thôi thằng Nam sắp lên đến nơi, em không dám kể chuyện tiếp nữa đâu. Để lúc khác chị nhé. Mà những chuyện như này chỉ có chị em mình biết thôi nhé. Chị không được kể lại cho bất cứ ai biết đâu đấy!
             Nói xong, cái Liên nhảy lên bờ công sự và chạy xuống dốc đón xâu cá của thằng Nam. Hai mắt nó sáng lên, không biết là do nhìn thấy xâu cá tươi hay thấy vẻ đẹp trai của thằng Nam. Hình như sau một đêm mất ngủ cái Liên không hề thấy mệt mỏi. Chỉ có đôi mắt của nó là hơi thâm quầng, nhưng mà lại chan chứa một cái nhìn đầy bí ẩn. “Con bé thật đẹp và thật táo bạo” - Chị Nhân thầm nghĩ. Từ sau lúc ấy, câu chuyện của cái Liên cứ ám ảnh trong đầu chị mãi. Chị Nhân chợt cảm thấy trong người sự bức bối, khát khao. Trong cơ thể thanh xuân của chị có một cái gì đó mãnh liệt đang âm thầm chờ đợi để ứ tràn ra… 
                                                                                                       
                (còn nữa)                                                                                Hà Nội, 11-2014

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Truyện dài TRĂNG LẠNH (phần 11)

         TRĂNG LẠNH
              Truyện dài của Trọng Bảo

            Sáng hôm sau, bàn giao xong phiên trực chiến phòng không trên Đồi Ma chị Nhân và cái Liên cùng về làng Hạ. Thằng Nam thì tranh thủ ra sông Phó Đáy cùng lão Vận đi làm đăng chắn cá.
            Chị Nhân và cái Liên vừa về đến đầu làng thì có một thằng bé con đen nhẻm từ đâu chạy theo gọi to:
            - Chị Liên ơi! Đứng lại em bảo cái này.
            Cái Liên ngoái lại nhìn thằng bé và reo lên:
            - A! Thằng cu Tũn! Có việc gì thế, chị có thư à?
            Cái Liên hỏi ngay như vậy vì cu Tũn chính là em trai của Xuyên, người mà Liên ngày đêm mong nhớ vì hai đứa đã có những kỷ niệm tuyệt vời với nhau. Cu Tũn lắc đầu nhưng lại nói:
            - Không có thư như có một tin còn vui hơn cơ. Nhưng chị phải có cái gì thưởng cho em thì em mới nói cho biết nhé.
            Thằng bé lên giọng mặc cả. Cái Liên bẹo tai nó rồi nói:
            - Được rồi, chị hứa. Chị sẽ mua cho cu Tũn một cái bút máy Trường Sơn mới tinh để đi học. Được chưa?
            Thằng bé cười tít mắt. Nó ghé tai Liên thì thầm:
            - Anh Xuyên về tranh thủ đêm hôm qua. Anh ấy nhờ em nhắn chị là tối nay gặp nhau ở gềnh đá trắng bên bờ suối sau làng…
            - Thế hả! Cám ơn cu Tũn. Nhất định chị sẽ mua cho em một cái bút máy Trường Sơn mới.
            Đôi mắt cu Tũn sáng lên. Nó vội chào hai chị rồi co giò chạy như bay về chỗ đám trẻ chăn trâu đang hò hét đánh trận giả trên khu đồi trồng cây bạch đàn phía sau trường cấp 1, nơi có những hầm hào chằng chịt để khi có máy bay Mỹ đám học sinh chạy ra trú ẩn.
            Thấy cái Liên cứ đứng thần người ra sau khi nghe thằng bé con nói thầm chị Nhân hỏi:
            - Có chuyện gì mà mày ngơ ngác, bần thần cả người ra thế? Về nhà kiếm cái gì ăn tạm còn ra đồng làm cỏ lúa, trưa trật đến nơi rồi.
            Cái Liên vẻ mặt vẫn bần thần. Nó lặng lẽ đi theo chị Nhân vào làng. Chị Nhân bực:
            - Mày có chuyện gì mà đang vui hơn hớn lại trở nên lầm lì thế?
            Cái Liên lúc này mới ngập ngừng nói:
            - Tên Xuyên vừa về lúc mờ sáng hôm nay chị ạ! Hắn bộ suốt đêm từ ga Vĩnh Yên về, đang ngủ bù. Em đang thắc mắc là hắn đang huấn luyện ở mãi tận trong Thanh Hóa cơ mà, sao lại về được. Hay là hắn sợ khó khăn gian khổ, sợ chết nên đã đào ngũ trở về làng?
            - Hay là nó được đơn vị cho về nghỉ phép?
            - Vừa mới đi bộ đội được mấy tháng làm gì mà đã được về phép. Đang chiến tranh ác liệt thế này bộ đội ít khi được đi phép lắm. Mà nếu có được về phép thì tại sao mấy anh em làng ta cùng đi bộ đội với hắn lại không ai được về ngoài hắn ta.
            Chị Nhân cũng thấy băn khoăn, không hiểu vì sao. Nếu được về phép trước khi vào Nam thì sao anh, thằng Thứ không ai được về phép mà thằng Xuyên lại được về! Chị dặn cái Liên gặp thằng Xuyên phải hỏi cho rõ ràng mọi chuyện. Chị Nhân nói nhỏ với cái Liên:
            - Nếu nó lỡ chót dại mà đào ngũ về thì phải động viên trở lại đơn vị ngay, càng nhanh càng tốt. Việc này mà vỡ lở ra thì cả làng sẽ khinh thường, nhất là khi dân quân kéo đến vây bắt kẻ đào ngũ thì còn ê mặt nữa.
            - Vâng… em hiểu rồi ạ! Thôi em về trước đây.
             Nói xong, cái Liên rẽ vào ngõ nhà nó trước. Chị Nhân cũng đi vào cổng nhà mình. Trong lòng chị vẫn thấy lo lo. Làng Hạ xưa nay chưa có ai đi bộ đội lại đào ngũ trở về cả. Thời kháng chiến chống Pháp có một ông du kích sợ giặc chạy theo gia đình đi tản cư để cả làng kinh thường. Nếu thằng Xuyên mà đào ngũ thì đúng là một chuyện tày đình. Hơn nữa thằng Xuyên còn là họ hàng xa nhà chị nữa. Suốt buổi ấy làm cỏ lúa ngoài đồng chị Nhân cứ ngóng mãi mà không thấy bóng dáng cái Liên đâu. Chị cũng không thấy thằng Xuyên ló mặt ra khỏi nhà. Chị Nhân nghĩ không khéo đúng là thằng này đào bỏ ngũ thật rồi. Nếu đúng là như thế thì phải báo cáo ngay cho ban chỉ huy xã đội để còn xử trí, không được để kẻ bỏ ngũ ở lâu trong làng được. Làng bây giờ ban ngày vắng vẻ. Nhiều gia đình cả ngày đưa trẻ con ở sâu trong rừng tránh máy bay đến tối mịt mới về. Các lán trại phòng không nằm rải rác dưới các tán cây, trong khe núi. Nhà nào cũng có một cái lán sơ tán như thế trong rừng sâu. Có gia đình ở luôn cả ngày lẫn đêm trong rừng cho yên tâm. Xã đã có quy định là ngoài các lực lượng trực chiến, người lao động chính còn lại người già, trẻ em đều phải đi sơ tán, giờ cao điểm không ở làng để tránh bị máy bay Mỹ ném bom. Lợn gà, gia súc như trâu, bò cũng đưa vào nơi sơ tán. Trong làng thì nhà nào cũng đào hầm hố tránh bom ngay trong nhà, trong sân vườn. Trường học cũng sơ tán triệt để. Các lớp học nửa chìm, nửa nổi ẩn khuất dưới tán rừng lá cọ và phân tán xa nhau, nối thông với nhau bằng hệ thống giao thông hào để tránh bị thiệt hại lớn khi trúng bom. Học sinh đi học lưng đeo vòng lá ngụy trang, đầu đội mũ rơm tránh mảnh đạn và bom bi. Đứa nào cũng có một cái túi cứu thương nhỏ xíu. Trong túi có một cuộn bông băng, lọ thuốc đỏ sát trùng. Khi đi học không được đi thành đám đông mà thành tổ ba người sẵn sàng tự xử lý, cấp cứu cho nhau. Học sinh cũng được huấn luyện băng bó, cứu thương như người lính. Hàng ngày sau giờ trực chiến trân trận địa Đồi Ma, trung đội dân quân làng hạ còn cắt phiên nhau đi tuần tra trong làng vừa bảo đảm an ninh thôn xóm, phát hiện kẻ gian, vừa nhắc nhở các gia đình chấp hành điều lệnh phòng không, ban ngày không được nấu nướng có khói, ban đêm không đốt lửa thắp đèn có ánh sáng. Đặc biệt là kiểm tra việc sơ tán vào trong rừng giờ cao điểm. Hôm nay là đến phiên chị Nhân, cái Liên và cái Hòa chịu trách nhiệm tuần tra quanh làng, kiểm tra các gia đình, đề phòng kẻ gian. Vậy mà trong làng lại có một người lạ xuất hiện không rõ ràng. Đó là thằng Xuyên. Nó tuy là người làng thật đấy nhưng nó đã đi bộ đội giờ trở về làng lén lút thế này thì thật không bình thường. Chị muốn đến nhà thằng Xuyên để hỏi cho rõ ràng. Nhưng chị còn muốn chờ cái Liên để xem tình hình thế nào. Vậy mà đến giờ chả thấy mặt mũi nó đâu. Chị ngại là đến gặp lúc chúng nó đang thân mật với nhau thì bất tiện. Nhưng nếu không đến mà việc này vỡ lở ra thì chị là tổ trưởng phải chịu trách nhiệm không hoàn thành nhiệm vụ.
            Buổi trưa cũng không thấy cái Liên. Mãi gần tối nó mới ló mặt ở cổng nhà chị Nhân. Chị Nhân vội hỏi ngay:
           - Thế nào rồi! Có đứng là thằng Xuyên đào ngũ phải không?
           - Không phải đâu chị ạ! Hắn ta được đơn vị cử đi theo đoàn xe hậu cần ra Ninh Bình bốc vác quân trang và lương thực, thực phẩm. Vì chưa có hàng phải nằm chờ ở nhà ga, hắn được thủ trưởng cho về tranh thủ thăm nhà một hôm, sáng sớm ngày mai là phải đi rồi.
            Chị Nhân thở phào nhẹ nhõm. Cái Liên đắn đo một lát rồi mới nói:
            - Tối hôm nay một mình chị đi tuần tra quanh xóm nhé! Nhưng chị đừng nói với ai là em không đi tuần nhé! 
            Chị Nhân biết ngay là nó sẽ gạ gẫm mình như vậy. Chị nghiêm mặt đe:
            - Mày cứ liệu hồn đấy. Trung đội trưởng mà biết mày bỏ nhiệm vụ thì chết cả tao đấy!
            - Em hiểu rồi. Chị giúp em tối nay thôi. Tối mai chị em mình sẽ lại cùng đi gác phòng không trên Đồi Ma. Nhất định em sẽ gác thay để chị ngủ cả đêm luôn…

             (còn nữa)                                             Hà Nội, 11-2014